Thực hiện chính sách thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, kết nối nguồn nước bảo đảm an sinh xã hội?
Thực hiện hoàn thiện thể chế bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước?
Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Kết luận 36-KL/TW năm 2022 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước:
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước bảo đảm đồng bộ, khả thi. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, địa phương; rà soát, thống nhất đơn vị quản lý, khai thác thuỷ lợi vùng, quốc gia.
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích thu hút mọi nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm liên kết, kết nối nguồn nước liên tỉnh, liên vùng; kết hợp lồng ghép linh hoạt các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công để đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đa mục tiêu; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, bảo đảm năng lực cấp nước, tiêu thoát nước, kết hợp phục hồi nguồn nước suy thoái, ô nhiễm.
- Có chính sách thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, liên kết, kết nối nguồn nước vàcông trình bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, vật tư cho người dân tại các vùng khó khăn về nguồn nước, khan hiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Bố trí đủ nguồn lực, trước hết là ngân sách nhà nước để nâng cấp, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước trước các mùa mưa lũ.
Thực hiện chính sách thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, kết nối nguồn nước bảo đảm an sinh xã hội? (Hình từ internet)
Thực hiện nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi?
Căn cứ tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II Kết luận 36-KL/TW năm 2022 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước:
- Chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động của các hoạt động phát triểnviệc xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện ở các quốc gia thượng nguồn lưu vực sôngcó chung dòng sông với nước ta; xây dựng tầm nhìn, kịch bản phát triển, giải quyết các tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; có giải pháp dài hạn cho vùng đồng bằng SsSông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng có nguy cơ cao về mất an ninh nguồn nước.
- Tăng cường công tác quy hoạch, điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá trữ lượng nguồn nước kịp thời, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định. Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn nước trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, bảo đảm sự kết nối, chia sẽẻ hiệu quả giữa các cấp, bộ, ngành, địa phương, chuyển đổi số, kết nối và chia sẻ dữ liệu về nguồn nước, quy hoạch và mức độ bảo đảm an ninh nguồn nước giữa các cấp, bộ, ngành, địa phương.
Tích trữ điều hòa, phân phối đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho xã hội?
Căn cứ tiểu mục 2.4 Mục 2 Phần II Kết luận 36-KL/TW năm 2022 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
Chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho phục vụ dân sinh và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh:
- Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước để giảm thất thoát, lãng phí nước trong sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí; tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả, góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính. Triển khai các giải pháp công nghệ lọc nước biển, bổ sung nguồn nước đối vớicho sản xuất nông nghiệp tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn, phù hợp với điều kiện nguồn nước.
- Đầu tư xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, chuyển nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng bịảnh hưởng lớn từ do biến đổi khí hậu. Đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hoà, phân phối nguồn nước trong nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng, toàn quốc, phân bổ nước cho các vùng kinh tế trọng điểm, miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng, hoàn thiện công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; thực hiện giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?