Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người được trợ giúp pháp lý là người mẹ của nạn nhân bị xâm hại tình dục như thế nào?
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người được trợ giúp pháp lý là người mẹ của nạn nhân bị xâm hại tình dục như thế nào?
- Người được trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình hay không?
- Người được trợ giúp pháp lý có quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý không?
Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người được trợ giúp pháp lý là người mẹ của nạn nhân bị xâm hại tình dục như thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định khi người được trợ giúp pháp lý là người mẹ của nạn nhân bị xâm hại tình dục thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý tiến hành các công việc sau đây:
- Nếu người được trợ giúp pháp lý yêu cầu được tiếp riêng, không muốn người thứ ba cùng nghe họ trình bày, thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bố trí địa điểm tiếp phù hợp, tạo điều kiện để họ trình bày, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc;
- Thông tin về quyền được pháp luật bảo vệ, không phán xét, đổ lỗi, gây áp lực, gây sợ hãi hoặc làm tổn thương về mặt tâm lý cho người được trợ giúp pháp lý;
- Động viên, giải thích để người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin về vụ việc, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Tư vấn pháp luật, giải thích quyền, nghĩa vụ, bảo đảm bí mật thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý tiếp cận với các cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân;
- Hướng dẫn hoặc đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại hoặc trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, yêu cầu bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người, thì cử người thực hiện trợ giúp pháp lý giúp đỡ họ;
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho người được trợ giúp pháp lý và người thân thích của họ;
- Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý đề nghị hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hoặc hủy bỏ các biện pháp bảo vệ, thương lượng, hòa giải, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Hỗ trợ, giúp người được trợ giúp pháp lý ổn định tâm lý; trường hợp cần thiết thì yêu cầu Tòa án cử người hỗ trợ tại Tòa để giúp nạn nhân chứng thực lời khai, tránh việc liên hệ giữa nạn nhân với người có hành vi vi phạm trong trường hợp nạn nhân bị kích động hoặc bị đe dọa đến danh dự và tính mạng của họ.
Lưu ý: Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ từ cơ quan công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức hội, đoàn thể, các cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân và dịch vụ xã hội khác cho người được trợ giúp pháp lý khi cần thiết.
Người được trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình hay không?
Theo khoản 5 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý
...
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
....
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý công khai danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình để người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền lựa chọn, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thể hiện rõ giới tính, lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn được giao.
Như vậy, người được trợ giúp pháp lý là người mẹ của nạn nhân bị xâm hại tình dục có thể lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình.
Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người được trợ giúp pháp lý là người mẹ của nạn nhân bị xâm hại tình dục như thế nào? (Hình từ Internet)
Người được trợ giúp pháp lý có quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý không?
Theo khoản 4 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý
1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
...
Theo quy định nêu trên thì người được trợ giúp pháp lý là người mẹ của nạn nhân bị xâm hại tình dục có quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?