Thực hiện bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như thế nào? Phải nộp lệ phí bao nhiêu?
Thực hiện bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như thế nào?
Theo tiết 8.1 tiểu mục 8 Mục 1 Phần I Thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Thủ tục bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
8.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan, người khai hải quan lựa chọn hình thức bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình và nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai.
Bước 2: Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan kiểm tra, theo dõi, xử lý bảo lãnh như sau:
a) Trường hợp người bảo lãnh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, thư bảo lãnh hợp lệ thì chấp nhận thư bảo lãnh và cập nhật dữ liệu thông qua Hệ thống ACTS. Hệ thống tự động cấp số tham chiếu bảo lãnh (viết tắt là GRN) để người khai hải quan khai báo trên tờ khai quá cảnh hải quan;
b) Trường hợp người bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP , thư bảo lãnh không hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP thì cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan biết;
c) Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của thư bảo lãnh hoặc bảo lãnh đang trong quá trình sử dụng nhưng không còn đáp ứng các điều kiện theo quy định thì cơ quan hải quan tạm dừng, thu hồi bảo lãnh và có văn bản trao đổi với người bảo lãnh để xác minh.
Nếu kết quả xác minh chứng minh thư bảo lãnh hợp lệ thì cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Nếu kết quả xác minh chứng minh thư bảo lãnh không hợp lệ thì cơ quan hải quan thực hiện hủy bỏ bảo lãnh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
d) Trường hợp người khai hải quan đề nghị sửa đổi thông tin bảo lãnh thì việc cập nhật, sửa đổi chỉ được thực hiện trước khi cơ quan hải quan điểm đi phê duyệt tờ khai quá cảnh hải quan;
Bước 3: Hệ thống ACTS tự động cấp số tham chiếu bảo lãnh để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh hải quan.
...
Theo đó, tổ chức thực hiện bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như sau:
Bước 1: Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan, người khai hải quan lựa chọn hình thức bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình và nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai.
Bước 2: Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan kiểm tra, theo dõi, xử lý bảo lãnh như sau:
- Trường hợp người bảo lãnh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, thư bảo lãnh hợp lệ thì chấp nhận thư bảo lãnh và cập nhật dữ liệu thông qua Hệ thống ACTS. Hệ thống tự động cấp số tham chiếu bảo lãnh để người khai hải quan khai báo trên tờ khai quá cảnh hải quan;
- Trường hợp người bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP, thư bảo lãnh không hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thì cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan biết;
- Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của thư bảo lãnh hoặc bảo lãnh đang trong quá trình sử dụng nhưng không còn đáp ứng các điều kiện theo quy định thì cơ quan hải quan tạm dừng, thu hồi bảo lãnh và có văn bản trao đổi với người bảo lãnh để xác minh.
Nếu kết quả xác minh chứng minh thư bảo lãnh hợp lệ thì cơ quan hải quan chấp nhận thư bảo lãnh và cập nhật dữ liệu thông qua Hệ thống ACTS.
Nếu kết quả xác minh chứng minh thư bảo lãnh không hợp lệ thì cơ quan hải quan thực hiện hủy bỏ bảo lãnh theo quy định tại Điều 28 Nghị định 46/2020/NĐ-CP;
- Trường hợp người khai hải quan đề nghị sửa đổi thông tin bảo lãnh thì việc cập nhật, sửa đổi chỉ được thực hiện trước khi cơ quan hải quan điểm đi phê duyệt tờ khai quá cảnh hải quan;
Bước 3: Hệ thống ACTS tự động cấp số tham chiếu bảo lãnh để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh hải quan.
Thực hiện bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Lệ phí bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS là bao nhiêu?
Theo tiết 8.8 tiểu mục 8 Mục 1 Phần I Thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Thủ tục bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
...
8.8. Phí, lệ phí: Không có.
...
Theo đó, tổ chức không phải nộp lệ phí khi thực hiện bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi thực hiện bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS?
Theo tiết 8.3 tiểu mục 8 Mục 1 Phần I Thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 710/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Thủ tục bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
...
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Thư bảo lãnh: 01 bản chính;
Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó;
* số lượng hồ sơ: 01 bộ.
...
Theo đó, tổ chức cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khi thực hiện bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS, hồ sơ gồm 01 bản chính thư bảo lãnh.
Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó
Mẫu thư bảo lãnh tham khảo tại cổng thông tin điện tử Hệ thống ACTS: https://acts.asean.org/
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?