Thực hiện báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức về thực trạng số lượng, chất lượng hồ sơ công chức bao gồm những nội dung nào?
Thực hiện báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức được thực hiện vào thời điểm nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về thời điểm thực hiện báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức như sau:
Trình tự, thủ tục báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức
1. Thời điểm báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức:
a) Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm sau, cơ quan tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức để cơ quan quản lý công chức tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ;
b) Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm sau, cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý hồ sơ công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị về Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo đó, thời điểm báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức được thực hiện vào thời điểm sau:
- Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm sau, cơ quan tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức để cơ quan quản lý công chức tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ;
- Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm sau, cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý hồ sơ công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị về Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức phải bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2693/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 quy định về nội dung báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức như sau:
Công tác báo cáo quản lý hồ sơ
...
2. Nội dung và trình tự báo cáo
a) Nội dung báo cáo
- Đánh giá việc thực hiện Quy chế quản lý hồ sơ công chức, viên chức của cơ quan;
- Báo cáo thực trạng số lượng, chất lượng hồ sơ công chức, viên chức của cơ quan và đánh giá kết quả việc sử dụng, khai thác hồ sơ, như: số lượng hồ sơ, tuyển dụng, hồ sơ lập mới do thất lạc, hư hỏng, hồ sơ bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái...
- Báo cáo số lượng hồ sơ thôi việc, buộc thôi việc, nghỉ hưu, mất sức, từ trần;
- Báo cáo số lượng hồ sơ hư hỏng, thất lạc và sửa chữa dữ liệu thông tin trong thành phần hồ sơ gốc;
- Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ;
- Báo cáo về số lượng, chất lượng người trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...).
b) Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hồ sơ công chức, viên chức.
Như vậy, nội dung báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức bao gồm những nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện Quy chế quản lý hồ sơ công chức, viên chức của cơ quan;
- Báo cáo thực trạng số lượng, chất lượng hồ sơ công chức, viên chức của cơ quan và đánh giá kết quả việc sử dụng, khai thác hồ sơ, như: số lượng hồ sơ, tuyển dụng, hồ sơ lập mới do thất lạc, hư hỏng, hồ sơ bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái...
- Báo cáo số lượng hồ sơ thôi việc, buộc thôi việc, nghỉ hưu, mất sức, từ trần;
- Báo cáo số lượng hồ sơ hư hỏng, thất lạc và sửa chữa dữ liệu thông tin trong thành phần hồ sơ gốc;
- Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ;
- Báo cáo về số lượng, chất lượng người trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...).
Thực hiện báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức về thực trạng số lượng, chất lượng hồ sơ công chức bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về nội dung, trình tự báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức như sau:
Trình tự, thủ tục báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức
...
2. Nội dung, trình tự báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức
Cơ quan quản lý công chức định kỳ báo cáo Bộ Nội vụ công tác quản lý hồ sơ công chức như sau:
...
b) Nội dung báo cáo thực trạng số lượng, chất lượng hồ sơ công chức của cơ quan, đơn vị và đánh giá kết quả việc nghiên cứu, sử dụng, khai thác hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý đội ngũ công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm:
Báo cáo số lượng hồ sơ lập mới (hồ sơ tuyển dụng mới, kể cả hồ sơ lập mới do thất lạc, hư hỏng), hồ sơ công chức bổ nhiệm, xét chuyển, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển công tác và hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã xét chuyển thành công chức cấp huyện trở lên;
Báo cáo số lượng hồ sơ công chức thôi việc, buộc thôi việc, nghỉ hưu, mất sức và từ trần;
Báo cáo số lượng hồ sơ hư hỏng, thất lạc và sửa chữa dữ liệu thông tin trong thành phần hồ sơ gốc.
...
Theo đó khi báo cáo công tác quản lý hồ sơ công chức về thực trạng số lượng, chất lượng hồ sơ công chức thì cần phải đảm bảo báo cáo đủ các nội dung sau:
- Báo cáo số lượng hồ sơ lập mới (hồ sơ tuyển dụng mới, kể cả hồ sơ lập mới do thất lạc, hư hỏng), hồ sơ công chức bổ nhiệm, xét chuyển, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển công tác và hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã xét chuyển thành công chức cấp huyện trở lên;
- Báo cáo số lượng hồ sơ công chức thôi việc, buộc thôi việc, nghỉ hưu, mất sức và từ trần;
- Báo cáo số lượng hồ sơ hư hỏng, thất lạc và sửa chữa dữ liệu thông tin trong thành phần hồ sơ gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?