Thư viện có hành vi lợi dụng hoạt động của chính thư viện mình nhằm mục đích chống phá nhà nước sẽ dẫn đến hệ quả đình chỉ hay chấm dứt hoạt động?
Hành vi lợi dụng hoạt động của thư viện nhằm mục đích chống phá nhà nước thì có vi phạm pháp luật không?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện theo quy định tại Điều 8 Luật Thư viện 2019 bao gồm:
"1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.
6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện."
Như vậy, việc thư viện có hành vi lợi dụng hoạt động của thư viện mình nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xem là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Thư viện lợi dụng hoạt động của mình để chống phá nhà nước bị đình chỉ hay chấm dứt hoạt động?
Việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động của thư viện được quy định tại Điều 22 Luật Thư viện 2019 cụ thể như sau:
(1) Thư viện bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thư viện mà không chấm dứt hành vi vi phạm.
(2) Thư viện chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị buộc chấm dứt hoạt động do hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này mà không khắc phục hành vi vi phạm.
(3) Thẩm quyền đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện được quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập thư viện có quyền chấm dứt hoạt động thư viện đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật, có quyền buộc chấm dứt hoạt động thư viện đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
(4) Quyết định ánh chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện phải nêu rõ lý do và công bố công khai tại trụ sở thư viện. Quyết định đình chỉ hoạt động phải nêu rõ thời hạn đình chỉ. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu thư viện khắc phục được vi phạm nêu tại quyết định đình chỉ hoạt động, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện quyết định cho phép thư viện hoạt động trở lại.
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy, vì thư viện bạn nêu đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Thư viện 2019, nên hệ quả dẫn đến là thư viện sẽ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Đình chỉ hoạt động thư viện có thời hạn
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động thư viện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động của thư viện được quy định như sau:
"Điều 22. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động thư viện
1. Khi phát hiện thư viện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập chứng cứ và gửi văn bản đề nghị người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 của Luật Thư viện xem xét, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Thư viện hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện tiến hành đánh giá mức độ vi phạm và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động thư viện có thời hạn theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đình chỉ, người có thẩm quyền đình chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động thư viện có thời hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."
Trong trường hợp này, thư viện bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Thư viện 2019, do đó người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện sẽ tiến hành đánh giá mức độ vi phạm và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động thư viện có thời hạn theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đình chỉ, người có thẩm quyền đình chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là một số thông tin về hành vi bị nghiêm cấm đối với hoạt động thư viện và hình thức xử lý, trình tự, thủ tục giải quyết đối với trường hợp thư viện có hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể dùng phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh tăng lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?