Thủ tướng Chính phủ được cấp mới chứng thư số cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ khi nào?
Thủ tướng Chính phủ được cấp mới chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ khi nào?
Tại Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
...
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
...
Từ quy định này có thể hiểu Thủ tướng Chính phủ là một trong những chức danh trong bộ máy nhà nước và được điều chỉnh bởi pháp luật liên quan.
Cụ thể tại Điều 60 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện cấp mới chứng thư số
1. Điều kiện cấp mới chứng thư số cho cá nhân:
a) Phải là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước có nhu cầu giao dịch điện tử;
b) Có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
2. Điều kiện cấp mới chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước:
a) Phải là người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước có nhu cầu giao dịch điện tử;
b) Có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Đối chiếu với quy định này thì Thủ tướng Chính phủ được cấp mới chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có nhu cầu giao dịch điện tử;
- Có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Thủ tướng Chính phủ được cấp mới chứng thư số cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ khi nào? (hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số cho Thủ tướng chính phủ gồm những tài liệu nào?
Căn cứ Điều 61 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp chứng thư số
1. Hồ sơ cấp chứng thư số cho cá nhân: Văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
2. Cấp chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước: Văn bản đề nghị cấp chứng thư số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
3. Cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức: Văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
4. Cấp chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm: Văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm, giấy xác nhận sở hữu bản quyền phần mềm của cơ quan, tổ chức quản lý phần mềm đó và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số cho Thủ tướng chính phủ sẽ gồm văn bản đề nghị cấp chứng thư số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
Trình tự, thủ tục cấp chứng thư số cho Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao?
Tại Điều 62 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp chứng thư số cho Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như sau:
Bước 1: Thủ tướng Chính phủ có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định này gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Bước 2: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ kiểm tra hồ sơ, tổ chức tạo cặp khóa, tạo chứng thư số, bảo đảm thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao. Thông báo thời gian, địa điểm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao (trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ).
- Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có trách nhiệm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật từ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Sau khi bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Bước 3: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ công bố chứng thư số của thuê bao trên trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số).
- Chứng thư số của thuê bao có hiệu lực kể từ thời điểm được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?