Thủ tục ra khỏi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam của hội viên được thực hiện theo trình tự thế nào?

Tôi có câu hỏi liên quan đến Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam. Cho tôi hỏi thủ tục ra khỏi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam của hội viên được thực hiện theo trình tự thế nào? Câu hỏi của chị Hồng Hoa ở Bình Dương.

Nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam là gì?

Theo quy định tại Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 712/QĐ-BNV năm 2021 về nghĩa vụ của hội viên như sau:

Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hiệp hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hiệp hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hiệp hội phân công bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hiệp hội
5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hiệp hội.
6. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ do Hiệp hội giao.
7. Hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm giữa các hội viên để nâng cao chất lượng sản phẩm bản ghi âm, ghi hình.
8. Cung cấp các dữ liệu về bản ghi âm, ghi hình kèm theo hợp đồng ủy thác quyền và các thông tin, số liệu cần thiết cho việc quản lý tập thể của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hội viên Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 11 nêu trên.

Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam

Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (Hình từ Internet)

Hội viên Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam được quyền ra khỏi Hiệp hội không?

Theo Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 712/QĐ-BNV năm 2021 quy định về quyền của hội viên như sau:

Quyền của hội viên
1. Được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hiệp hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, được tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được Hiệp hội khen thưởng theo quy định của Hiệp hội.
7. Được Hiệp hội cấp thẻ hội viên (nếu có).
8. Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
9. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hiệp hội.
10. Được nhận sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ phía Hiệp hội và các hội viên khác trong Hiệp hội.
11. Được ủy thác quyền cho Hiệp hội và nhận tiền bản quyền phát sinh từ việc khai thác các quyền đã ủy thác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

Theo quy định trên, hội viên Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam được quyền ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.

Thủ tục ra khỏi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam của hội viên được thực hiện theo trình tự thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 712/QĐ-BNV năm 2021 quy định về thủ tục ra khỏi Hiệp hội như sau:

Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hiệp hội
...
2. Thủ tục Hội viên ra khỏi Hiệp hội
a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội làm đơn gửi Ban Thường vụ Hiệp hội. Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Thường vụ Hiệp hội thông báo chấp thuận.
b) Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét, quyết định khai trừ hội viên ra khỏi Hiệp hội trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm nghiêm trọng Điều lệ và các quy định của Hiệp hội, làm tổn hại đến quyền lợi, uy tín và sự đoàn kết của Hiệp hội;
- Đối với hội viên tổ chức: bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Đối với hội viên cá nhân: bị tước quyền công dân theo quy định của pháp luật;
- Không tham gia hoạt động Hiệp hội theo nghĩa vụ của hội viên đã quy định tại Điều 11 của Điều lệ này;
- Không đóng hội phí từ 06 (sáu) tháng trở lên, trừ trường hợp có lý do được Ban Thường vụ chấp thuận;
c) Hội viên của Hiệp hội đương nhiên không còn là hội viên của Hiệp hội trong các trường hợp sau:
- Đối với hội viên tổ chức: tuyên bố giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
- Đối với hội viên cá nhân: mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc chết.
d) Mười lăm ngày sau khi Ban Thường vụ xem xét quyết định, Chủ tịch Hiệp hội có trách nhiệm ra quyết định chấm dứt tư cách hội viên. Sau khi có quyết định chấm dứt tư cách hội viên, Văn phòng Hiệp hội có trách nhiệm thông báo công khai theo Quy chế hoạt động của Hiệp hội. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên chấm dứt kể từ khi có quyết định chấm dứt tư cách hội viên.

Như vậy, hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội làm đơn gửi Ban Thường vụ Hiệp hội.

Mười lăm ngày sau khi Ban Thường vụ xem xét quyết định, Chủ tịch Hiệp hội có trách nhiệm ra quyết định chấm dứt tư cách hội viên.

Và sau khi có quyết định chấm dứt tư cách hội viên, Văn phòng Hiệp hội có trách nhiệm thông báo công khai theo Quy chế hoạt động của Hiệp hội.

Hiệp hội Công nghiệp ghi âm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ban Kiểm tra Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam gồm những thành viên nào và có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Ban Thường vụ Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam là đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam hoạt động trong những lĩnh vực nào? Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội được quy định thế nào?
Pháp luật
Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Hiệp hội được quyền gây quỹ không?
Pháp luật
Hội viên chính thức của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam gồm những tổ chức, cá nhân nào? Quyền của hội viên chính thức là gì?
Pháp luật
Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam hoạt động trên phạm vi nào? Nhiệm vụ của Hiệp hội được quy định thế nào?
Pháp luật
Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam có trụ sở chính ở đâu? Quyền hạn của Hiệp hội được quy định thế nào?
Pháp luật
Thủ tục ra khỏi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam của hội viên được thực hiện theo trình tự thế nào?
Pháp luật
Ban Chấp hành Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam do ai có quyền bầu trong số các hội viên của Hiệp hội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp hội Công nghiệp ghi âm
533 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp hội Công nghiệp ghi âm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp hội Công nghiệp ghi âm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào