Thủ tục phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không thực hiện như thế nào?
Thủ tục phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về thủ tục phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không như sau:
Thủ tục phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không
1. Hãng hàng không đề nghị phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, thẩm định, đánh giá nội dung hồ sơ và quyết định phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không. Trường hợp không phê duyệt, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp hồ sơ đề nghị phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Theo đó, hãng hàng không đề nghị phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không gồm:
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 81/2014/TT-BGTVT;
- Bản sao hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, thẩm định, đánh giá nội dung hồ sơ và quyết định phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không. Trường hợp không phê duyệt, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp hồ sơ đề nghị phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Tải về mẫu hợp đồng hợp tác mới nhất 2023: Tại Đây
Thủ tục phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không (Hình từ internet)
Hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không có những loại hợp đồng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Các loại hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không
1. Hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không bao gồm các loại hợp đồng sau:
a) Hợp đồng liên danh;
b) Hợp đồng khác mà đối tượng trực tiếp là việc khai thác, sử dụng quyền vận chuyển hàng không.
2. Hợp đồng liên danh là hợp đồng trong đó có nội dung hãng hàng không sử dụng số hiệu chuyến bay của mình trên chuyến bay do hãng hàng không khác khai thác tại Việt Nam.
3. Yêu cầu đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không bao gồm:
a) Hợp đồng phải có điều khoản quy định chỉ có hiệu lực sau khi được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt;
b) Các hãng hàng không tham gia hợp đồng có các quyền vận chuyển hàng không trên các đường bay tương ứng; việc phê duyệt hợp đồng phải đảm bảo quyền lợi chung của Việt Nam, của hãng hàng không Việt Nam;
c) Đối với hoạt động liên danh giữa các hãng hàng không nước ngoài trên các đường bay đến và đi từ Việt Nam, các hãng hàng không nước ngoài phải đệ trình lịch bay liên danh đến Cục Hàng không Việt Nam để xem xét phê duyệt theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
Theo quy định trên, hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không gồm các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng liên danh;
- Hợp đồng khác mà đối tượng trực tiếp là việc khai thác, sử dụng quyền vận chuyển hàng không.
Trong đó, hợp đồng liên danh là hợp đồng trong đó có nội dung hãng hàng không sử dụng số hiệu chuyến bay của mình trên chuyến bay do hãng hàng không khác khai thác tại Việt Nam.
Việc khai thác quyền vận chuyển hàng không của hãng hàng không cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Yêu cầu đối với việc khai thác quyền vận chuyển hàng không
1. Hãng hàng không chỉ được phép kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không được cấp.
2. Các hãng hàng không không được mua bán quyền vận chuyển hàng không, thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
Theo đó, hãng hàng không chỉ được phép kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không được cấp.
Các hãng hàng không không được mua bán quyền vận chuyển hàng không, thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?