Thủ tục nhập khẩu nhóm hàng hóa văn hóa phẩm nằm trong danh mục có điều kiện được quy định như thế nào?
- Mặt hàng có mã HS 8523.80.92 có phải văn hóa phẩm không? Có cần làm thủ tục nhập khẩu không?
- Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh được quy định ra sao?
- Thủ tục, biểu mẫu Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm được quy định như thế nào?
- Văn hóa phẩm có cần làm thủ tục nhập khẩu qua cơ quan Hải quan không?
Mặt hàng có mã HS 8523.80.92 có phải văn hóa phẩm không? Có cần làm thủ tục nhập khẩu không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/05/2022 quy định văn hóa phẩm bao gồm:
- Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác được ghi trên các chất liệu hoặc phương tiện kỹ thuật số ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh (không bao gồm bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách và xuất bản phẩm điện tử quy định tại Luật xuất bản);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
- Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL quy định về Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo điều kiện thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định theo mã số HS thì mặt hàng có mã HS 8523.80.92 là đĩa, băng, các thiết bị lưu trữ bền vững, thể rắn, “thẻ thông minh” và các phương tiện lưu trữ thông tin khác để ghi âm thanh hoặc các nội dung, hình thức thể hiện khác, đã hoặc chưa ghi, kể cả bản khuôn mẫu và bản gốc để sản xuất băng đĩa, nhưng không bao gồm các sản phẩm của Chương 37 thuộc phụ lục 5 Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL.
Bên cạnh đó tại Mục 3 Công văn 2882/BVHTTDL-VP năm 2012 có hướng dẫn văn hóa phẩm là các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, không bao gồm các phần mềm tin học thông thường như đĩa cài đặt chương trình xử lý dữ liệu văn phòng, diệt virus, vận hành hệ thống.
Như vậy, mặt hàng có mã HS 8523.80.92 thuộc nhóm hàng hóa văn hóa phẩm, theo đó nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh sẽ làm thủ tục nhập khẩu như trên đã đề cập.
Thủ tục nhập khẩu nhóm hàng hóa văn hóa phẩm nằm trong danh mục có điều kiện được quy định như thế nào?
Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 32/2012/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/05/2022 quy định về thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm như sau:
- Cá nhân, tổ chức nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền theo quy định.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng (mẫu đơn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước);
+ Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật (theo quy định mới sẽ là Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt bằng tiếng Việt nội dung phim và văn bản cam kết chịu trách nhiệm về nội dung phim nhập khẩu không vi phạm quy định của pháp luật; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật)
+ Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).
- Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép.
- Cá nhân, tổ chức nhận giấy phép tại trụ sở của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch hoặc qua đường bưu điện.
- Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp văn hóa phẩm nhập khẩu và tờ khai hải quan (bản sao không cần chứng thực) để cơ quan cấp giấy phép giám định.
Bổ sung thêm theo quy định mới như sau:
+ Đối với văn hóa phẩm nhập khẩu là phim: Tổ chức có trách nhiệm cung cấp bản phim đã nhập khẩu và tờ khai hải quan (nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nộp bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) trong vòng 30 ngày kể từ khi có giấy phép nhập khẩu để giám định.
+ Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu có biên bản giám định và bàn giao phim căn cứ trên hồ sơ và tóm tắt nội dung phim.
Ngoài ra, theo quy định mới, cá nhân nhập khẩu phim chỉ để sử dụng cho mục đích cá nhân cam kết không vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh và sử dụng phim đúng với quy định của pháp luật.
Thủ tục, biểu mẫu Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 32/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 và khoản 9 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/05/2022 quy định về giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm như sau:
- Biểu mẫu giấy phép do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép.
Theo quy định mới, đối với văn hóa phẩm là phim: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép
- Trường hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan để quyết định việc cấp phép nhập khẩu, thời hạn cấp phép có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc.
- Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Thời gian giám định văn hóa phẩm nhập khẩu tối đa không quá 12 ngày làm việc.
Kể từ ngày 10/5/2022, đối với văn hóa phẩm là phim: Thời gian giám định phim không quá 12 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cung cấp bản phim
Văn hóa phẩm có cần làm thủ tục nhập khẩu qua cơ quan Hải quan không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 32/2012/NĐ-CP quy định về thủ tục Hải quan nhập khẩu văn hóa phẩm như sau:
- Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền là căn cứ để cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
- Cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu văn hóa phẩm đối với các trường hợp sau đây không cần giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch:
+ Văn hóa phẩm là tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép tổ chức tại Việt Nam. Văn bản cho phép tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế là cơ sở để cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục nhập khẩu;
+ Văn hóa phẩm đã có giấy phép được công bố, phổ biến, phát hành của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Văn hóa phẩm là tài sản di chuyển của cá nhân, tổ chức;
+ Văn hóa phẩm thuộc hành lý mang theo người của người nhập cảnh;
+ Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị thuộc tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp cần giám định nội dung văn hóa phẩm tại Khoản 2 Điều này, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu tiến hành trưng cầu giám định của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch. Biên bản giám định là căn cứ để cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục nhập khẩu.
Như vậy, cơ quan Hải quan sẽ làm thủ tục nhập khẩu sau khi có giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền, do đó, văn hóa phẩm cần làm thủ tục nhập khẩu qua cơ quan Hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?