Thủ tục môi trường cần thực hiện với dự án đầu tư là thủ tục nào? Nội dung đánh giá tác động môi trường được quy định như thế nào?

Liên quan đến luật Bảo vệ môi trường: Hiện tại công ty em thuộc công ty sản xuất cơ khí (bộ chế hòa khí xe ô tô xe máy; với quy mô khảng 9 triệu sp/năm; Nguyên vật liệu sử dụng <1000 tấn/năm). Em muốn nhờ ban tư vấn xem xét tóm tắt những điều khoản công ty em cần phải tuân thủ đối với luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT (Thủ tục môi trường cần thực hiện khi đầu tư dự án) với ạ. - Câu hỏi của anh Hà đến từ Gia Lai.

Thủ tục môi trường cần thực hiện với dự án đầu tư là thủ tục nào?

Đầu tiên, anh cần đối chiếu thông tin dự án của mình với các Phụ lục II, III. IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CPĐiều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 để xác định dự án của bên anh là dự án nhóm mấy, từ đó mới xác định được thủ tục môi trường đơn vị cần làm là gì.

Dựa theo mặt hàng bên anh sản xuất thì chưa thuộc đối tượng liệt kê tại các phụ lục ban hành kèm Nghị định 08/2022/NĐ-CP do đó sẽ thực hiện thủ tục đăng ký môi trường.

Tuy nhiên, anh nên kiểm tra thêm các phụ lục trên để xác định mình có thuộc trường hợp nào khác của phụ lục không anh nhé.

Thủ tục môi trường cần thực hiện với dự án đầu tư là thủ tục nào?

Thủ tục môi trường cần thực hiện với dự án đầu tư là thủ tục nào? (Hình từ Internet)

Dự án đầu tư nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường? Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường như thế nào?

Đơn vị phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu thuộc trường hợp tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Bên cạnh đó Điều 31 Luật này quy định:

Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, dự án đầu tư nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu thuộc các trường hợp đã nêu trên.

Nội dung đánh giá tác động môi trường được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Kết quả tham vấn;
k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.

Thủ tục đánh giá tác động môi trường anh thực hiện theo hướng dẫn từ Điều 33 đến Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 12, Điều 13 đến Điều 16 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Dự án đầu tư nào phải xin giấy phép môi trường?

Đơn vị phải xin giấy phép môi trường nếu thuộc Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Như vậy, các dự án phải có giấy phép môi trường bao gồm:

- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng thuộc các nhóm I, nhóm II và nhóm III.

Dự án đầu tư nào phải thực hiện đăng ký môi trường?

Đơn vị sẽ thực hiện đăng ký môi trường nếu thuộc trường hợp tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Đăng ký môi trường
1. Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
...

Nội dung, thời điểm đăng ký thực hiện theo Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 22, Điều 23 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Dự án đầu tư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự án đầu tư
Đánh giá tác động môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và Mẫu Đề xuất dự án đầu tư mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt khi mà phán quyết của trọng tài được đưa ra hay không?
Pháp luật
Đầu tư dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật có được hưởng ưu đãi đầu tư hay không?
Pháp luật
Nhà nước hỗ trợ cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bao nhiêu % mức vốn đầu tư?
Pháp luật
Thời hạn giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu năm và được tính từ ngày nào theo Luật Đất đai mới?
Pháp luật
Dự án đầu tư thực hiện lần đầu là dự án đầu tư mới đúng không? Dự án đầu tư mới ngành sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm có được hưởng ưu đãi đầu tư?
Pháp luật
Chuyên gia tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư có được tham gia vào hội đồng thẩm định không?
Pháp luật
Dự án đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Vốn đầu tư của dự án càng nhiều thì mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư càng thấp đúng hay không?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình hoạt động dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
15,271 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào