Thủ tục kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?

Xin hỏi, nội dung và thủ tục kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào? Kiểm toán tính kinh tế có những sai sót và gian lận thường gặp nào? Câu hỏi của chị Mai Thy ở Đồng Nai.

Kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia căn cứ vào đâu?

Căn cứ theo Điều 29 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:

Căn cứ kiểm toán
1. Các mục tiêu mang tính chiến lược của Quốc gia, ngành, địa phương.
2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức đó được các cơ quan Nhà nước ban hành, công bố, hoặc dựa vào các công trình tương tự.
3. Các mục tiêu lượng hoá trong từng nội dung của Chương trình được quy định trong các quyết định phê duyệt Chương trình.
4. Tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan theo dõi, quản lý, thực hiện Chương trình.
5. Các đánh giá của các cơ quan tư vấn độc lập trong và ngoài nước liên quan đến Chương trình.
6. Các báo cáo của cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện Chương trình.

Căn cứ kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia được quy định cụ thể trên.

KIỂM TOÁN 6

Kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia (Hình từ Internet)

Nội dung và thủ tục kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?

Theo Điều 30 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:

Nội dung và thủ tục kiểm toán tính kinh tế
1. Căn cứ kết quả kiểm toán tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí, kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng (nếu có) để đánh giá tính tiết kiệm của việc sử dụng nguồn lực tài chính của chương trình.
2. Đánh giá tính tiết kiệm của việc lựa chọn các giải pháp (bao gồm cả chi phí đầu tư và chi phí vận hành).
3. Xem xét sự cần thiết của nhu cầu đầu tư: tính hợp lý của các chỉ tiêu điều tra, sự phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương, sự hợp lý của quy mô và địa điểm đầu tư.
4. Sự phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương.

Theo quy định trên, nội dung và thủ tục kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia như sau:

- Căn cứ kết quả kiểm toán tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí, kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng (nếu có) để đánh giá tính tiết kiệm của việc sử dụng nguồn lực tài chính của chương trình.

- Đánh giá tính tiết kiệm của việc lựa chọn các giải pháp (bao gồm cả chi phí đầu tư và chi phí vận hành).

- Xem xét sự cần thiết của nhu cầu đầu tư: tính hợp lý của các chỉ tiêu điều tra, sự phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương, sự hợp lý của quy mô và địa điểm đầu tư.

- Sự phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương.

Kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót và gian lận thường gặp nào?

Căn cứ theo Mục 4.1 Phần IV Phụ lục Một số sai sót và gian lận thường gặp Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:

KIỀM TOÁN TÍNH KINH TẾ, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
4.1. Kiểm toán tính kinh tế
4.1.1. Chi sự nghiệp
- Cơ chế quản lý còn nhiều kẽ hở.
- Khi triển khai thực hiện chương trình chưa chú ý đến tính kinh tế, tiết kiệm.
- Giải pháp được chọn chưa phải là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất cả về chi phí đầu tư và chi phí vận hành khi đưa vào sử dụng.
- Nhu cầu đầu tư chưa thật sự cần thiết.
- Quy mô đầu tư, địa điểm đầu tư không hợp lý.
- Việc đầu tư không phù hợp với tập quán, phong tục của người dân địa phương không.
4.1.2. Lập và phê duyệt dự án
- Đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương.
- Chưa xem xét tất cả các phương án để có sự lựa chọn tối ưu.
- Lựa chọn địa điểm đầu tư không hợp lý, theo ý chủ quan chưa tính đến các yếu tố liên quan.
- Lựa chọn công nghệ không theo tiêu chí so sánh chi phí - hiệu quả; không đảm bảo tính đồng bộ, không nêu rõ các tiêu chuẩn, đặc tính và thông số kinh tế kỹ thuật của thiết bị.
- Tính toán không xem xét đến điều kiện thực tế về hạ tầng hiện có.
4.1.3. Thiết kế, dự toán
- Thiết kế khi chưa đủ thông tin về nhu cầu đầu tư, chưa căn cứ trên nhu cầu.
- Phương án thiết kế không phù hợp, bố trí không hợp lý.
- Thiết kế không đầy đủ, dẫn tới phát sinh khối lượng lớn phải giao thầu bổ sung làm chậm tiến độ và vượt dự toán chi phí.
- Thiết kế trang thiết bị kỹ thuật và thiết kế xây dựng không có sự phối hợp đồng bộ.
- Thiết kế quá nhu cầu của bên sử dụng, giải pháp quá tốn kém: Hành lang và lối thông nhau quá rộng một cách không cần thiết, trang bị nội thất quá xa xỉ, thiết bị vận hành kỹ thuật quá tốn kém về các chi phí không chỉ ban đầu mà cả chi phí thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng này sinh trong quá trình vận hành về sau, vv.
- Dự toán chi phí chưa chính xác do thông tin chưa đầy đủ, thiếu cẩn thận trong tính toán hoặc chủ ý lập dự toán thấp để dự án dễ được phê duyệt và khi đã thi công sẽ đề nghị duyệt kinh phí bổ sung để hoàn thành; ngược lại, lập dự toán cao để có nguồn kinh phí mua sắm những trang thiết bị đắt tiền.
- Dự toán bị cắt giảm một cách không có căn cứ trong quá trình thẩm định và phê duyệt, sau này lại phải duyệt bổ sung.
- Dự toán chi phí khối lượng phát sinh được lập muộn, thậm chí khi đã thi công xong hạng mục, vì vậy không có tác dụng đối với việc quản lý chi phí.
4.1.4. Lựa chọn nhà thầu
...
4.1.5. Hợp đồng và thực hiện hợp đồng
...
4.1.6. Quản lý thi công xây dựng
...
4.1.7. Điều kiện, năng lực của tổ chức cá nhân

Như vậy, khi kiểm toán tính kinh tế khi thực hiện kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót và gian lận thường gặp cụ thể trên.

Chương trình mục tiêu quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương pháp lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng là gì?
Pháp luật
Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước được chuẩn bị và xây dựng theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến 2025 ra sao?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Giao thông vận tải tổ chức đoàn kiểm tra và giám sát nội dung công việc thực hiện trên những địa bàn nào?
Pháp luật
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Cần thành lập Tổ công tác đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia hay không? Chức năng của Tổ công tác là gì?
Pháp luật
Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia là ai? Cơ quan chủ quản chương trình thực hiện báo cáo giám sát chương trình như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Dự án được hỗ trợ phát triển phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Việc đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình gồm các nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia
578 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào