Thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay được thực hiện thế nào? Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị ra sao?
Thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định:
- Thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay thực hiện theo quy định đối với hình thức đăng ký tờ khai một lần để xuất khẩu hoặc tái xuất nhiều lần (giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau) và phải đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, cụ thể quy định:
Khai hải quan
...
8. Đăng ký tờ khai một lần
Người khai hải quan thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định, trong một thời gian nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa với cùng một người mua, người bán, qua cùng cửa khẩu được đăng ký tờ khai hải quan một lần trong thời hạn không quá 01 năm.
Tờ khai hải quan một lần không còn giá trị làm thủ tục hải quan khi có sự thay đổi về chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thương nhân khai 01 tờ khai cho tất cả các hãng hàng không quốc tế hoặc 01 tờ khai cho các hãng hàng không Việt Nam thực hiện các chuyến bay quốc tế xuất cảnh.
Thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay được chuẩn bị ra sao?
Về hồ sơ hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất cho máy bay thực hiện theo quy định tại Điều 37 Thông tư 69/2016/TT-BTC, theo đó:
(1) Đối với xuất khẩu xăng dầu: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 69/2016/TT-BTC và điểm b.2 khoản 1 Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
(2) Đối với tái xuất xăng dầu: Ngoài các chứng từ phải nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 69/2016/TT-BTC, điểm b.2 khoản 1 Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thương nhân nộp bổ sung các chứng từ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xăng dầu và được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không (loại hình dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không) tại cảng hàng không, sân bay: 01 bản chụp;
- Trường hợp các chuyến bay của các hãng hàng không không có Hợp đồng (các chuyến bay charter thu tiền mặt), Thương nhân nộp Đơn đặt hàng (order) của doanh nghiệp quản lý khai thác tàu bay: 01 bản chính; bản fax; e- mail; telex có xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền ký tên, đóng dấu theo quy định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của chứng từ.
Trong Đơn đặt hàng phải thể hiện rõ nội dung:
+ Tên và địa chỉ người mua, người bán;
+ Số lượng dự kiến tra nạp; đơn giá và có ký xác nhận của bên mua, bên bán;
+ Định mức lượng xăng dầu bay chặng nội địa (đối với các trường hợp tàu bay xuất cảnh có bay chặng nội địa), định mức lượng xăng dầu bay chuyến quốc tế;
+ Hành trình tàu;
+ Lượng xăng dầu dự kiến sử dụng;
+ Cam kết về tính chính xác và sử dụng lượng xăng dầu đúng Mục đích.
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu có trách nhiệm thế nào?
Về trách nhiệm của Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu; Chi cục Hải quan nơi máy bay xuất cảnh được quy định tại Điều 38 Thông tư 69/2016/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất; Chi cục Hải quan nơi máy bay xuất cảnh
1. Thực hiện quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Chi cục Hải quan nơi tàu bay xuất cảnh thực hiện việc giám sát từng lần giao hàng trên cơ sở chứng từ giao nhận hàng hóa (Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho) do thương nhân xuất trình, thực hiện xác nhận “hàng hóa đã xuất khẩu” và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định đối với đăng ký tờ khai một lần quy định tại Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
3. Trường hợp cung ứng xăng dầu cho máy bay Việt Nam xuất cảnh nhưng có dừng tại một sân bay nội địa:
a) Công chức hải quan tiếp nhận từ hãng hàng không bản định mức xăng dầu sử dụng bay chặng nội địa (hãng hàng không hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức này).
b) Căn cứ định mức xăng dầu sử dụng bay chặng nội địa, công chức giám sát xác nhận lượng xăng dầu thực tái xuất tính từ sân bay mà máy bay xuất cảnh.
c) Tính thuế, thu thuế đối với phần xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho máy bay bay chạy chặng nội địa trong hành trình chạy tuyến quốc tế.
4. Chi cục Hải quan (nơi làm thủ tục tạm nhập xăng dầu) thực hiện hoàn thuế, không thu thuế tờ khai tạm nhập theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?