Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản được thực hiện tại địa điểm nào? Người khai hải quan có những quyền và nghĩa vụ gì?
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản được thực hiện tại địa điểm nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản như sau:
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
2. Trường hợp hàng hóa tạm quản gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
Theo đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
Trường hợp hàng hóa tạm quản gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
Hàng hóa tạm quản (Hình từ Internet)
Người khai hải quan có những quyền gì khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản?
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về quyền của người khai hải quan như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1. Người khai hải quan có quyền:
Ngoài các quyền của người khai hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan, người khai hải quan có thêm các quyền sau:
a) Được cơ quan hải quan hướng dẫn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này;
b) Được lựa chọn làm thủ tục hải quan hàng tạm quản theo quy định tại Nghị định này hoặc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định về quyền của người khai hải quan như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1. Người khai hải quan có quyền:
a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
...
Theo quy định trên, ngoài các quyền của người khai hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 18 nêu trên thì người khai hải quan có quyền được cơ quan hải quan hướng dẫn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản.
Đồng thời người khai hải quan được lựa chọn làm thủ tục hải quan hàng tạm quản hoặc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác theo quy định của pháp luật.
Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản thì người khai hải quan có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 64/2020/NĐ-CP về nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
...
2. Người khai hải quan có nghĩa vụ:
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ của người khai hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan, người khai hải quan có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ theo các quy định về tạm quản hàng hóa quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gắn, đánh dấu các đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng đối với hàng hóa tạm quản để đảm bảo hàng hóa tái xuất, tái nhập chính là hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp và phí, lệ phí (nếu có) cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất trong trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyên tiêu thụ nội địa, hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng trong thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và không thực hiện tái xuất, tái nhập.
Theo khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định về nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
...
2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
...
Như vậy, ngoài những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 18 nêu trên thì người khai hải quan có những nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định về tạm quản hàng hóa có trách nhiệm gắn, đánh dấu các đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng đối với hàng hóa tạm quản để đảm bảo hàng hóa tái xuất, tái nhập chính là hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.
Đồng thời người khai hải quan còn có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp và phí, lệ phí (nếu có) cho cơ quan hải quan
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?