Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài như thế nào?
- Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài như thế nào?
- Loại hình tờ khai hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài quy định ra sao?
- Người khai hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài là ai?
Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài như thế nào?
Căn cứ Điều 88 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
1. Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
2. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan”.
Thủ tục hải quan thực hiện theo khoản 2 Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 59 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
Quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
...
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa vào kho ngoại quan
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp để đưa từ khu phi thuế quan vào kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51c Thông tư này hoặc thủ tục hải quan đối với tờ khai xuất khẩu theo loại hình tương ứng để đưa hàng hóa từ nội địa vào kho ngoại quan theo quy định tại Chương II Thông tư này;
a.2) Thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 52a Thông tư này khi đưa hàng hóa vào kho ngoại quan.
…
8. Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho ngoại quan. Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.
Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài như thế nào? (Hình từ Internet)
Loại hình tờ khai hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài quy định ra sao?
Trường hợp của công ty thực hiện căn cứ hướng dẫn sử dụng bảng mã loại hình VNACCS tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 có hiệu lực từ 01/06/2021 như sau:
1./ xuất vào kho ngoại quan:
B11: Xuât kinh doanh, Sử dụng trong trường họp:
a) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.
2./ xuất bán đi nước ngoài:
B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu, Sử dụng trong trường hợp:
a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;
b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;
c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
Người khai hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về người khai hải quan như sau:
Người khai hải quan
Người khai hải quan gồm:
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
3. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác."
Như vậy, người khai hải quan đối với doanh nghiệp FDI thanh lý máy móc thiết bị, xuất bán kho ngoại quan/nước ngoài được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?