Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp trung ương thế nào?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp trung ương thế nào?
- Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ TNMT ở cấp trung ương ra sao?
- Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ TNMT ở cấp trung ương bao lâu?
- Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai?
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp trung ương thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục A Phần II Quyết định 2124/QĐ-BTNMT năm 2024 quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp trung ương như sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, ban hành văn bản thông báo cho các bên tranh chấp đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp về việc thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết.
- Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
(2) Cách thức thực hiện
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường dịch vụ bưu chính; theo địa chỉ Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả của Bộ Tài nguyên và Môi trường (địa chỉ số 10 đường Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc Trụ sở tiếp công dân (số 79 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).
- Nộp trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Tài nguyên và Môi trường (địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn).
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp trung ương thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ TNMT ở cấp trung ương ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục A Phần II Quyết định 2124/QĐ-BTNMT năm 2024 quy định về thành phần hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp trung ương như sau:
- Thành phần hồ sơ
+ Đơn yêu cầu yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (bản chính);
+ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã (bản phô tô hoặc có công chức hoặc có chứng thực).
+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (lần đầu) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản phô tô hoặc có công chức hoặc có chứng thực).
+ Các giấy tờ có liên quan đến việc sử dụng đất (bản phô tô hoặc có công chức hoặc có chứng thực).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ TNMT ở cấp trung ương bao lâu?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục A Phần II Quyết định 2124/QĐ-BTNMT năm 2024 quy định về thời hạn giải quyết thủ tục tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp trung ương như sau:
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
...
2. Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
...
(4) Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết: không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ TNMT ở cấp trung ương không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai?
Căn cứ Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai bao gồm:
(1) Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
(2) Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
(3) Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
(4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
(5) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
(6) Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
(7) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
(8) Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
(9) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
(10) Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
(11) Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?
- Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng 3 cho các cầu thủ tuyển Việt Nam là bao nhiêu? Tiêu chuẩn xét tặng Huân chương?
- Kinh doanh hàng hóa nhập lậu là gì? Hàng hóa nhập khẩu không dán tem nhập khẩu là hàng hóa nhập lậu?