Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Có những trường hợp nào không giải quyết thôi việc công chức theo nguyện vọng?

Những trường hợp nào không giải quyết thôi việc công chức theo nguyện vọng? Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Mức hưởng trợ cấp được tính thế nào?

Những trường hợp nào không giải quyết thôi việc công chức theo nguyện vọng?

Theo khoản 1 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Do sắp xếp tổ chức;

- Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

- Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác.

Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.

- Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.

Đồng thời theo điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 4. Thủ tục giải quyết thôi việc
1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
...
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
- Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
- Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế."

Theo đó, nếu thuộc các trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 4 như trên về các lý do không được giải quyết thôi việc thì công chức sẽ không được giải quyết thôi việc theo nguyện vọng.

Còn nếu không thuộc các lý do này thì thủ trưởng đơn vị sẽ ra quyết định thôi việc.

Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Có những trường hợp nào không giải quyết thôi việc công chức theo nguyện vọng?

Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Có những trường hợp nào không giải quyết thôi việc công chức theo nguyện vọng? (Hình từ Ịnternet)

Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào?

Nội dung về thủ tục được hướng dẫn bởi Nghị định 46/2010/NĐ-CP. Cụ thể, tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có nêu như sau:

"Điều 4. Thủ tục giải quyết thôi việc
1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
a) Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
...
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức."

Theo quy định trên, trước tiên anh sẽ nộp đơn, thủ trưởng đơn vị sẽ giải quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Mức hưởng trợ cấp thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được tính thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về mức hưởng trợ cấp thôi việc đối với công chức như sau:

"Điều 5. Trợ cấp thôi việc
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.

Theo đó, trường hợp anh xin thôi việc sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo nguyện vọng và điều kiện tính như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.

Về nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc có quy định những gì?

Theo Điều 7 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có quy định về nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc như sau:

"Điều 7. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
1. Đối với công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.
2. Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Và cũng theo Điều 8 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định chế độ khác ngoài hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

Điều 8. Chế độ khác
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 5 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật."
Giải quyết thôi việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hiệu trưởng có quyền giải quyết thôi việc đối với giáo viên không?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức thực hiện như thế nào? Không thực hiện chế độ thôi việc cho viên chức trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc và yêu cầu muốn hưởng trợ cấp thôi việc đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cần đảm bảo những gì?
Pháp luật
Những trường hợp nào viên chức sẽ được giải quyết thôi việc và thủ tục thực hiện giải quyết thôi việc như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được thực hiện như thế nào? Có những trường hợp nào không giải quyết thôi việc công chức theo nguyện vọng?
Pháp luật
Công chức làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì có buộc phải giải quyết thôi việc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giải quyết thôi việc
9,683 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giải quyết thôi việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giải quyết thôi việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào