Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng năm 2022?
- Trình tự, cách thức thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng như thế nào?
- Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng như thế nào?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng như thế nào?
Thủ tục hành chính tư vấn sau đây dùng để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, gồm: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Trình tự, cách thức thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục I Phần II ban hành kèm Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
Bước 1: Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 2: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ. Nếu không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng năm 2022?
Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục I Phần II ban hành kèm Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
Thành phần hồ sơ
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp:
- Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
- Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.
Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
- Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
- Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
- Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động.
- Tên Mẫu đơn, Mẫu tờ khai:
+ Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 5 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ huấn luyện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của NLĐ làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục I Phần II ban hành kèm Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp:
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
- Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
- Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
- Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.
- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp.
Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động có đủ các điều kiện sau:
- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trên đây là nội dung trả lời về thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của người lao động làm tại nhiều nơi để chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chức năng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?