Thủ tục đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài để đào tạo tay nghề được quy định như thế nào?

Cho mình hỏi mình muốn đưa người lao động sang công ty mẹ ở nước ngoài để đào tạo nâng cao tay nghề thì phải làm những gì? Chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? - câu hỏi của chị Nga đến từ Đồng Tháp.

Điều kiện đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài để đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện để đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài để đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài như sau:

Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
1. Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với quy định tại Điều 37 của Luật này và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Luật này chấp thuận.
2. Có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ.
3. Chỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập.
4. Ngành, nghề, công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp muốn được đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài thì cần đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì mới được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thực hiện.

Thủ tục đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài để đào tạo tay nghề được quy định như thế nào?

Thủ tục đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài để đào tạo tay nghề được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Các bước để đưa người lao động ra làm việc ở nước ngoài là gì?

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 để đưa người lao động ra nước ngoài thực tập cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ký kết hợp đồng nhận lao động thực tập, hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 37, 38 Luật này.

Bước 2: Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập với:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nếu thời gian đào tạo dưới 90 ngày;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nếu thời gian đào tạo trên 90 ngày;

Trong đó Hợp đồng nhận lao động thực tập phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động thực tập và có những nội dung sau đây:

- Thời hạn thực tập;

- Số lượng người lao động; ngành, nghề thực tập; độ tuổi của người lao động;

- Địa điểm thực tập;

- Điều kiện, môi trường thực tập;

- Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi;

- An toàn, vệ sinh lao động;

- Tiền lương, tiền công;

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;

- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

- Chế độ hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khác (nếu có);

- Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại;

- Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian thực tập ở nước ngoài;

- Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian thực tập ở nước ngoài;

- Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;

- Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập bao gồm:

- Văn bản đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập;

- Bản sao hợp đồng nhận lao động thực tập kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;

- Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Thực hiện ký quỹ với mức bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập (Khoản 2 Điều 26 Nghị định 112/2021/NĐ-CP)

Bước 4: Làm thủ tục xuất cảnh cho người lao động

Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
2. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.
5. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.

Như vậy, chính sách của nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như trên.

Làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chương trình, nội dung, thời lượng giáo dục định hướng trong việc đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động
Pháp luật
Chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được xem xét gia hạn thời gian làm việc khi nào?
Pháp luật
Hội đồng tuyển chọn chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tổ chức tuyển chọn như thế nào?
Pháp luật
Việc cử chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Pháp luật
Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không tổ chức tham gia các buổi giáo dục định hướng trước đó thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần có giấy khám sức khỏe theo quy định thông thường không?
Pháp luật
Thủ tục đưa người lao động sang làm việc ở nước ngoài để đào tạo tay nghề được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ được phép thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Làm việc ở nước ngoài
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
10,428 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Làm việc ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Làm việc ở nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào