Thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên như thế nào?
- Thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên như thế nào?
- Hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên gồm những gì?
- Thời hạn giải quyết thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên là bao lâu?
Thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Văn phòng Một cửa), địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ:
Văn phòng Một cửa có trách nhiệm kiểm tra, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ; hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu chưa hợp lệ, chưa đầy đủ; chuyển hồ sơ cho Cục Quản lý tài nguyên nước thẩm định.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Quản lý tài nguyên nước thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Cục Quản lý tài nguyên nước trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp phép:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm thẩm định hồ sơ; nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo.
+ Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép, Cục Quản lý tài nguyên nước trình Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, Cục Quản lý tài nguyên nước trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép.
+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 18 ngày làm việc.
+ Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ
- Bước 4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.
Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Một cửa hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cục Quản lý tài nguyên nước trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép (đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép) hoặc nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại (đối với trường hợp phải lập lại).
+ Văn phòng Một cửa thông báo và trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (đối với trường hợp đủ điều kiện cấp phép).
Thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên như thế nào?
Hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép.
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước dưới đất đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép.
Thời hạn giải quyết thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định thời hạn giải quyết thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên như sau:
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Thời hạn thẩm định đề án, báo cáo: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 18 ngày làm việc.
- Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân để nhận giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?