Thủ tục đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
- Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được xem xét tại những Hội đồng xét tặng nào?
- Thủ tục đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
- Thời gian tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh được thực hiện khi nào?
Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được xem xét tại những Hội đồng xét tặng nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 78/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 60/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Thành phần, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp
1. Thành phần Hội đồng xét tặng giải thưởng
a) Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp gồm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên phản biện và các thành viên khác. Chủ tịch Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp là nhà khoa học có uy tín, am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình. Các thành viên Hội đồng là đại diện cho các cơ sở đã ứng dụng kết quả công trình, các nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình.
Hội đồng phân công thành viên là chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình làm ủy viên phản biện viết nhận xét, đánh giá công trình. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng đề nghị thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng mời thêm chuyên gia phản biện độc lập.
Thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp không có công trình tham gia xét tặng giải thưởng hoặc không có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét giải thưởng.
b) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở có từ 07 đến 09 thành viên. Trường hợp cần thiết, người thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở có thể mời thêm chuyên gia am hiểu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình tham gia Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương có từ 09 đến 11 thành viên.
d) Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước có từ 11 đến 13 thành viên, do Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định sau khi thống nhất với Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước. Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học uy tín, có công trình cùng chuyên ngành với một trong các công trình đề nghị xét tặng giải thưởng.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp Nhà nước là thành viên của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước.
đ) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước có từ 21 đến 25 thành viên, gồm các nhà khoa học có uy tín ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Căn cứ quy định trên thì việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được xem xét tại những Hội đồng xét tặng giải thưởng sau đây:
- Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở;
- Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);
- Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước;
- Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước.
Thủ tục đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 19 Nghị định 78/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 60/2019/NĐ-CP) quy định thủ tục đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh được thực hiện như sau:
Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kế hoạch tổ chức xét tặng giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức hướng dẫn và thông báo thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng;
Bước 2: Tổ chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng;
Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng, bao gồm:
- Văn bản đề nghị xét tặng giải thưởng (bản chính) của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ hoặc thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ đề xuất công trình nghiên cứu về Việt Nam của tác giả là người nước ngoài (Mẫu CV ban hành kèm theo Nghị định 60/2019/NĐ-CP).
- Biên bản họp xét tặng giải thưởng (bản chính) của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở.
- Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 78/2014/NĐ-CP.
Bước 3: Đăng trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh danh sách tác giả công trình, tên công trình đề nghị xét tặng giải thưởng trong thời gian thực hiện xét thưởng để lấy ý kiến;
Bước 4: Thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp tỉnh.
Bước 5: Tổ chức họp Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp tỉnh theo quy định;
Bước 6: Đăng trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả xét tặng giải thưởng ở Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp tỉnh trước khi chuyển hồ sơ đến Bộ Khoa học và công nghệ để tiếp tục xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước. Thời gian đăng thông tin trên trang thông tin điện tử ít nhất là 07 ngày làm việc;
Bước 7: Gửi văn bản đề nghị kèm danh sách và hồ sơ công trình đủ điều kiện, tiêu chuẩn được xét tặng giải thưởng đến Bộ Khoa học và Công nghệ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả từ Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp tỉnh;
Bước 8: Tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo (nếu có).
Thời gian tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh được thực hiện khi nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 78/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức xét tặng giải thưởng
1. Tùy theo điều kiện cụ thể, Bộ, ngành, địa phương có thể tổ chức xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ; thời hạn tổ chức xét tặng giải thưởng không dưới 03 năm một lần đối với giải thưởng mà tiền thưởng lấy từ nguồn ngân sách nhà nước; công bố và trao giải thưởng vào Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18 tháng 5 hoặc vào thời điểm phù hợp do Bộ, ngành, địa phương quyết định.
....
Theo đó, tùy theo điều kiện cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể tổ chức xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ không dưới 03 năm một lần đối với giải thưởng mà tiền thưởng lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố và trao giải thưởng vào Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18 tháng 5 hoặc vào thời điểm phù hợp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?