Thủ tục đề nghị thí điểm áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Thủ tục đề nghị thí điểm áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Cơ sở khám bệnh chữa bệnh đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?
- Thành phần và số lượng hồ sơ để thực hiện thủ tục đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới như thế nào?
Thủ tục đề nghị thí điểm áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 26 Mục 1 Phần II Phụ lục kèm theo Quyết định 159/QĐ-BYT 2024 quy định trình tự thực hiện thủ tục đề nghị thực hiện thí điểm áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới như sau:
- Bước 1: Cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về Bộ Y tế
- Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới phiếu tiếp nhận hồ sơ;
- Bước 3: Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức thẩm định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới;
- Bước 4:
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có biên bản thẩm định, Bộ Y tế ban hành văn bản cho phép thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới, trong đó phải ghi rõ số lượng ca bệnh thực hiện thí điểm. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Bước 5:
+ Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị thí điểm áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung và thực hiện lại quy trình theo quy định tại các điểm c, d khoản này;
+ Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 97 Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
+ Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị áp dụng kỹ thuật phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
Thủ tục đề nghị thí điểm áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới được thực hiện theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 97 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định cơ sở khám bệnh chữa bệnh đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có quy trình kỹ thuật để triển khai áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.
+ Quy trình phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: tên quy trình; đại cương và định nghĩa; chỉ định; chống chỉ định; hướng dẫn việc chuẩn bị, thực hiện quy trình (yêu cầu nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc, thiết bị y tế và các điều kiện khác); các bước tiến hành; theo dõi; xử trí tai biến và các ghi chú khác (nếu có).
- Có đủ nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị y tế và các điều kiện khác đáp ứng với yêu cầu thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt quy định tại khoản 3 Điều 97 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, trong đó người thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh mà phạm vi hành nghề phù hợp với kỹ thuật mới, phương pháp mới;
+ Có một trong các giấy tờ sau: chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được đào tạo về kỹ thuật mới, phương pháp mới dự kiến thực hiện do cơ sở có chức năng đào tạo cấp hoặc giấy chứng nhận tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới, phương pháp mới do cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong nước hoặc nước ngoài cấp;
+ Là người đã đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh
Thành phần và số lượng hồ sơ để thực hiện thủ tục đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thành phần và số lượng hồ sơ để thực hiện thủ tục đề nghị thực hiện thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới như sau:
(1) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị áp dụng thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới theo Mẫu 02 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Tại đây
- Quy trình kỹ thuật để triển khai áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới
- Các giấy tờ chứng minh đáp ứng yêu cầu về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị y tế và các điều kiện khác để thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới, bao gồm:
+ Danh sách ghi rõ họ, tên và số giấy phép hành nghề đã được cấp của những người hành nghề dự kiến tham gia thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới;
+ Sơ đồ mặt bằng của nơi dự kiến triển khai kỹ thuật mới, phương pháp mới;
+ Danh mục thiết bị y tế thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới;
+ Các giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện khác
- Bảng dự kiến giá dịch vụ kỹ thuật kèm theo định mức kinh tế - kỹ thuật để tính giá
(2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?