Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo gồm những gì?
- Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo như thế nào?
- Gia đình có trách nhiệm gì đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo gồm những gì?
Người bị bệnh hiểm nghèo là trường hợp người chấp hành án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị (ví dụ: Ung thư giai đoạn cuối, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, lao nặng độ 4 kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên) hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không có khả năng tự phục vụ bản thân, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao theo khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BQP.
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật. Trường hợp người bị kết án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người bị kết án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.
2. Các tài liệu quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự.
...
4. Trường hợp người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ bị bệnh hiểm nghèo thì hồ sơ phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên hoặc có kết luận của tổ chức pháp y công lập về tình trạng bệnh tật của người bị kết án.
...
6. Tài liệu khác có liên quan.
Tại điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều 104 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát;
c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị;
Như vậy, hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo gồm:
- Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật. Trường hợp người bị kết án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người bị kết án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.
- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát; Cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị;
- Hồ sơ phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên hoặc có kết luận của tổ chức pháp y công lập về tình trạng bệnh tật của người bị kết án.
- Tài liệu khác có liên quan.
Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự.
2. Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ rà soát người đủ điều kiện miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Tại Điều 104 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
...
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành án. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành án có trụ sở.
Như vậy, thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Gia đình có trách nhiệm gì đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Căn cứ theo Điều 106 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức và gia đình đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội trong việc giám sát, giáo dục người chấp hành án.
2. Gia đình người chấp hành án có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, giáo dục và thông báo kết quả chấp hành án của người chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu; phải có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người chấp hành án theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.
Theo đó, gia đình người chấp hành án có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, giáo dục và thông báo kết quả chấp hành án của người chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu. Đồng thời, phải có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người chấp hành án theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất? Tải về mẫu kế hoạch kiểm tra ở đâu?
- Bộ số lịch 2025 đầy đủ, chi tiết? Download bộ số lịch 2025 ở đâu? Tết Ất Tỵ 2025 ngày bao nhiêu?