Thủ tục đăng ký lưu trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
- Người nước ngoài muốn đăng ký lưu trú dài hạn hoặc ngắn hạn thì thực hiện như thế nào?
- Điều kiện đăng ký lưu trú cho người nước ngoài trên Trang thông tin điện tử như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
- Điều kiện đăng ký lưu trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Người nước ngoài muốn đăng ký lưu trú dài hạn hoặc ngắn hạn thì thực hiện như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 53/2016/TT-BCA quy định nguyên tắc thực hiện đối với người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam như sau:
- Tạo Điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, cơ sở lưu trú và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tin tạm trú của người nước ngoài phải được khai báo, tiếp nhận kịp thời, đầy đủ, chính xác. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu, giấy tờ thay thế hoặc phát hiện có nghi vấn, cơ sở lưu trú phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để kiểm tra.
- Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử. Các cơ sở lưu trú khác được lựa chọn một trong hai cách thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử hoặc bằng Phiếu khai báo tạm trú, khuyến khích thực hiện qua Trang thông tin điện tử.
- Đại diện cơ sở lưu trú hoặc người được ủy quyền, người được giao trực tiếp quản lý, Điều hành cơ sở lưu trú thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài đến tạm trú tại cơ sở lưu trú. Đối với các cơ sở lưu trú cho người nước ngoài thuê để lưu trú dài hạn mà chủ cơ sở lưu trú không cư trú tại đó hoặc nhà do người nước ngoài mua, thì người đứng tên trong hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mua nhà có trách nhiệm thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú tại cơ sở lưu trú đó (sau đây gọi chung là người khai báo tạm trú).
Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở lưu trú.
Theo đó, cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài gồm: Khách sạn; nhà khách; khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập; cơ sở khám, chữa bệnh; nhà riêng.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến tạm trú, chủ cơ sở lưu trú phải hoàn thành khai báo tạm trú (đối với vùng sâu, vùng xa thời hạn là 24 giờ).
Có 2 hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư 53/2016/TT-BCA đó là:
- Thủ tục khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài thông qua Trang thông tin điện tử
- Khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài bằng Phiếu khai báo tạm trú.
Thủ tục đăng ký lưu trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Điều kiện đăng ký lưu trú cho người nước ngoài trên Trang thông tin điện tử như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Thủ tục khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài thông qua Trang thông tin điện tử tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư 53/2016/TT-BCA như sau:
(1) Truy cập Trang thông tin điện tử để nhận tài khoản khai báo
- Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú (sau đây viết tắt là Trang thông tin điện tử), cung cấp thông tin về tên, loại hình, địa chỉ, số điện thoại, email của cơ sở lưu trú; họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của mình để nhận tài khoản khai báo. Khi có thay đổi các thông tin liên quan đến tài khoản khai báo phải cập nhật sửa đổi, bổ sung ngay thông tin đó trên Trang thông tin điện tử.
- Người khai báo tạm trú có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản khai báo và toàn bộ thông tin do tài khoản khai báo tạo ra. Khi phát hiện tài khoản khai báo bị đánh cắp, lợi dụng thông tin, không sử dụng được phải thông báo ngay cho Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tài khoản khai báo tự hủy giá trị sử dụng khi không có thông tin khai báo mới trong thời hạn 12 tháng hoặc khi bị phát hiện khai báo khống, thông tin về người nước ngoài hoặc cơ sở lưu trú không chính xác.
(2) Khai báo thông tin tạm trú
- Người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử, đăng nhập tài khoản khai báo để thực hiện việc khai báo thông tin tạm trú. Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử phải thực hiện ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
- Thông tin khai báo tạm trú gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài. Có thể nhập theo từng trường hợp vào các ô nhập dữ liệu hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo tập tin mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử.
- Người khai báo tạm trú kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các thông tin trước khi xác nhận lưu thông tin; kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo tạm trú để xác định hệ thống đã tiếp nhận, nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện nhập lại thông tin.
(3) Tiếp nhận thông tin tạm trú
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài được khai báo qua Trang thông tin điện tử 24 giờ/07 ngày; thông báo cho đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú nếu người nước ngoài tạm trú tại các cơ sở lưu trú thuộc khu vực biên giới.
Điều kiện đăng ký lưu trú cho người nước ngoài bằng phiếu khai báo tạm trú như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài bằng Phiếu khai báo tạm trú được quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 53/2016/TT-BCA, cụ thể:
(1) Khai và chuyển Phiếu khai báo tạm trú
- Người khai báo tạm trú liên hệ trực ban Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) để được cung cấp mẫu Phiếu khai báo tạm trú theo mẫu NA17 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an.
- Người khai báo tạm trú ghi thông tin vào Phiếu khai báo tạm trú và chuyển trực tiếp Phiếu khai báo tạm trú cho trực ban Công an cấp xã nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
- Phiếu khai báo tạm trú có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo thông tin qua điện thoại đến trực ban Công an cấp xã trước khi chuyển Phiếu khai báo tạm trú theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
(2) Tiếp nhận Phiếu khai báo tạm trú
- Trực ban Công an cấp xã tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài được khai báo bằng Phiếu khai báo tạm trú 24 giờ/07 ngày.
- Trực ban Công an cấp xã kiểm tra Phiếu khai báo tạm trú, nếu chưa khai đầy đủ thì yêu cầu khai bổ sung ngay, thực hiện xác nhận, sao chụp hoặc ghi lại các thông tin đã tiếp nhận vào sổ trực ban và trả ngay Phiếu khai báo tạm trú cho người khai báo tạm trú; thông báo cho đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú nếu người nước ngoài tạm trú tại các cơ sở lưu trú thuộc khu vực biên giới.
Tải về mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách tính tiền thưởng theo Nghị Định 73 2024 cho công chức, viên chức như thế nào?
- Mẫu bảng quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng? Tải mẫu?
- Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Cúng ông Công ông Táo Tết Nguyên đán vào ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?
- Luật Dân sự là gì? Pháp luật dân sự là gì? Theo nguyên tắc, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ như thế nào?