Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện thế nào?

Tôi có câu hỏi liên quan đến việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính như sau: Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh T.Q.C từ Đà Nẵng.

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.
...

Theo đó, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là biện pháp được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt được quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

Hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

(1) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Biện pháp này được áp dụng đối với:

- Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng bảo hiểm xã hội.

(2) Khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

(3) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là:

- Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.

- Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.

(4) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

(5) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện thế nào?

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? (Hình từ Internet)

Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện thế nào?

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được hiểu là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 thì việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước chủ trì.

Các lực lượng Cảnh sát nhân dân, Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán nhà nước thực hiện việc cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023, Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi các điểm a, b, c khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện theo trình tự sau đây:

(1) Ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Kiểm toán trưởng là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

(2) Gửi quyết định cưỡng chế thi hành:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.

Lưu ý: Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.

Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Nếu quá thời hạn này mà không thi hành quyết định cưỡng chế thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó (trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả).

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu những hình thức xử phạt nào?

Theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

(1) Cảnh cáo;

(2) Phạt tiền.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:

(1) Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực;

(2) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước có địa chỉ là gì? Thông tin chủ yếu trên cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Phó trưởng phòng của đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền xử lý công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt không?
Pháp luật
Công chức là Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước là đối tượng được cử đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đúng không?
Pháp luật
Khi nào Kiểm toán nhà nước được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán?
Pháp luật
Thu thập thông tin để xây dựng báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia bao gồm những gì?
Pháp luật
Kiểm Toán nhà nước có nhiệm vụ thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước không?
Pháp luật
Tài khoản quản trị phần mềm trong hệ thống công nghệ thông tin của Kiểm toán nhà nước được dùng để làm gì và do ai quản lý?
Pháp luật
Đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm những ai? Kiểm soát chất lượng kiểm toán dựa vào những căn cứ nào?
Pháp luật
Có những cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán nào của kiểm toán nhà nước theo quy định năm 2024?
Pháp luật
Kiểm soát chất lượng kiểm toán là gì? Tại sao phải thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
387 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào