Thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm mới nhất năm 2023 như thế nào?
Như thế nào thì được xem là chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2023?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
....
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, chuẩn hộ nghèo được xác định như sau:
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Chuẩn hộ cận nghèo được xác định như sau:
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm mới nhất năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm mới nhất năm 2023 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 406/QĐ-LĐTBXH năm 2023 quy định thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm mới nhất năm 2023 như sau:
Bước 1: Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với trưởng thôn và rà soát viên thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình.
Bước 3: Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát
- Thành phần cuộc họp: Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, đoàn thể, rà soát viên và một số đại diện hộ gia đình qua rà soát, hộ gia đình khác; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát.
- Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến thống nhất của ít nhất 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát. Trường hợp ý kiến thống nhất dưới 50%, thực hiện rà soát lại tại Bước 2 và tổ chức họp dân lại tại Bước 3 này.
- Kết quả cuộc họp được lập thành 02 biên bản, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã).
Bước 4: Niêm yết, thông báo công khai
- Niêm yết công khai kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã (nếu có) trong thời gian 03 ngày làm việc.
- Trong thời gian niêm yết, thông báo công khai, trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả rà soát theo đúng quy trình rà soát trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại; niêm yết công khai kết quả phúc tra tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc.
- Hết thời gian niêm yết công khai và phúc tra (nếu có), Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau khi rà soát).
Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg và cấp Giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg.
Trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thành phần, số lượng hồ sơ làm thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm ra sao?
Tại Mục 2.3 Mục 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 406/QĐ-LĐTBXH năm 2023 quy định thành phần và số lượng hồ sơ làm thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm như sau:
- Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng quát về hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào? Nền giáo dục Việt Nam lấy gì làm nền tảng?
- Mức kinh phí dự thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do ai quyết định?
- Nhà nước có cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho thời gian thuê đối với dự án đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản không?
- Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào? Thời hạn kiểm tra tối đa là bao lâu?
- Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?