Thủ tục chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Thủ tục chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục tiểu mục 13 Phần 1 Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 có hướng dẫn thủ tục chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam như sau:
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài) có thể chuyển đổi thành công ty luật Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài.
- Hồ sơ xin chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam được gửi đến trụ sở Bộ Tư pháp.
- Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến trụ sở Bộ Tư pháp.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công ty luật nước ngoài bị chuyển đổi.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận việc chuyển đổi.
Thủ tục chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục tiểu mục 13 Phần 1 Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 có nêu rõ hồ sơ chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam bao gồm:
- Giấy đề nghị chuyển đổi của công ty luật nước ngoài;
- Thỏa thuận chuyển đổi giữa công ty luật nước ngoài và bên Việt Nam, trong đó nêu rõ cam kết của bên Việt Nam về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi;
- Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam;
- Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật Việt Nam; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật Việt Nam;
- Giấy phép thành lập của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục tiểu mục 13 Phần 1 Quyết định 1401/QĐ-BTP năm 2022 có nêu rõ yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam như sau:
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tên của công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải tuân thủ quy định tại Khoản 5 Điều 34 của Luật Luật sư và không được trùng với tên của công ty luật nước ngoài đã chuyển đổi.
Đồng thời căn cứ theo Điều 34 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Công ty luật
1. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
2. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
3. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
4. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
5. Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo như quy định trên, yêu cầu, điều kiện của thủ tục chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam như sau:
Tên của công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải tuân thủ theo quy định sau:
- Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”
Đồng thời, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Không được trùng với tên của công ty luật nước ngoài đã chuyển đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?