Thủ tục chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng được thực hiện như thế nào?
- Ưu tiên trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích đất rừng nào khi chủ dự án đề nghị nộp tiền để trồng rừng?
- Việc lựa chọn địa phương trồng rừng thay thế từ nguồn điều chuyển của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được dựa trên những tiêu chí nào?
- Thủ tục chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng được thực hiện như thế nào?
Ưu tiên trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích đất rừng nào khi chủ dự án đề nghị nộp tiền để trồng rừng?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT quy định về diện tích rừng được trồng lại như sau:
Quy định chung
1. Trồng rừng thay thế là việc trồng rừng mới trên diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc trồng lại rừng trên diện tích rừng trông không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trong khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật, cụ thể:
a) Trường hợp tự trồng rừng thay thế: Chủ dự án thực hiện trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất;
b) Trường hợp không tự trồng rừng thay thế: Thực hiện trồng rừng trên đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng rừng sản xuất trên đất chưa có rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang quản lý; trồng lại rừng trên diện tích rừng trồng đặc dụng, rừng trồng phòng hộ không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trồng theo quy định của pháp luật. Ưu tiên trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng ven biển và rừng biên giới.
...
Trong trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế và đề nghị nộp tiền để trồng rừng thì sẽ thực hiện trồng rừng trên đất chưa có rừng quy hoạch cho:
(1) Rừng đặc dụng,
(2) Rừng phòng hộ;
(3) Trồng rừng sản xuất trên đất chưa có rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang quản lý;
(4) Trồng lại rừng trên diện tích rừng trồng đặc dụng, rừng trồng phòng hộ không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trồng theo quy định của pháp luật.
Trong đó, cơ quan nhà nước sẽ ưu tiên trồng rừng thay thế trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng ven biển và rừng biên giới.
Thủ tục chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lựa chọn địa phương trồng rừng thay thế từ nguồn điều chuyển của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được dựa trên những tiêu chí nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT thì việc lựa chọn địa phương trồng rừng thay thế từ nguồn điều chuyển của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam được dựa trên những tiêu chí sau:
(1) Có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ và kế hoạch trồng rừng thay thế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ;
(2) Có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
(3) Trường hợp có nhiều địa phương đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế thì ưu tiên địa phương có nhiều diện tích đất chưa có rừng nhưng không cân đối được ngân sách để trồng rừng.
Thủ tục chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT quy định về trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng như sau:
(1) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
Dồng thồi Sở sẽ gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
Hồ sơ gồm: Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, trong đó nêu rõ lý do không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế; hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT.
(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế xây dựng, phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng theo quy định.
(3) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
(4) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo hoặc giao cơ quan chuyên môn thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế;
(5) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giao cơ quan chuyên môn ban hành văn bản thông báo, chủ dự án phải nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ;
6) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh chuyển số tiền chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện trồng rừng tại địa phương khác;
(7) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi được lựa chọn trồng rừng thay thế theo quy định;
(8) Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận được kinh phí chuyển từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế, nghiệm thu, thanh toán quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?