Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như thể nào kể từ ngày 12/5/2023?
Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau:
Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp lại trong các trường hợp bị mất; bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được, tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
Theo như quy định trên, giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tương thủy văn được cấp lại trong trường hợp:
- Bị mất;
- Bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được,
- Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như thể nào kể từ ngày 12/5/2023? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như thể nào kể từ tháng 5/2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 38/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 8 Nghị định 22/2023/NĐ-CP) quy định thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn kể từ ngày 12/5/2023 như sau:
Bước 1: Nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
Đối với giấy phép do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại
Cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thủ tục tương tự trường hợp cấp giấy phép lần đầu
Đối với giấy phép do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp lại.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) theo thủ tục tương tự trường hợp cấp giấy phép lần đầu.
Bước 2: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, thẩm định, thẩm tra, cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trong thời hạn 05 ngày làm việc; trường hợp không đủ điều kiện cấp lại giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do;
Bước 3: Giao giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
Đối với giấy phép do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại
Giao trực tiếp Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến
Đối với giấy phép do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp lại.
Giao trực tiếp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến
Thời hạn của giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định thời hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau:
Thời hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp có thời hạn tối đa là 05 năm.
2. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được xem xét gia hạn khi tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này và trong thời gian hoạt động theo giấy phép đã được cấp không vi phạm pháp luật, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
Theo như quy định trên, Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp có thời hạn tối đa là 05 năm.
Đồng thời giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có thể được xem xét gia hạn nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
Mỗi lần gia hạn Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không quá 5 năm.
Nghị định 22/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 12/5/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?