Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường bộ của các biển báo và đường ưu tiên sẽ như thế nào?
Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường bộ của các biển báo và đường ưu tiên sẽ như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT và Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định về thứ tự ưu tiên khi giao thông đường bộ được chia như sau:
(1) Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu khi tham gia giao thông đường bộ
- Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
+ Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
+ Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
+ Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
- Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.
(2) Thứ tự đường ưu tiên khi tham gia giao thông đường bộ
- Quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:
+ Đường cao tốc;
+ Quốc lộ;
+ Đường đô thị;
+ Đường tỉnh;
+ Đường huyện;
+ Đường xã;
+ Đường chuyên dùng.
- Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
- Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
- Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
- Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
- Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên.
Như vậy, thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu khi tham gia giao thông đường bộ sẽ phải tuân thủ theo thứ tự đã nêu và cao nhất là Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Kế tiếp là thứ tự đường ưu tiên thì đường cao tốc sẽ được ưu tiên cao nhất.
Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường bộ của biển báo và đường ưu tiên sẽ như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi giao thông đường bộ thấy hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ mang ý nghĩa gì?
Theo Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
+ Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;
+ Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;
Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn;
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại;
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;
+ Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại;
Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;
Người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi. Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.
Người điều khiển giao thông là ai? Và Giá trị hiệu lực của người điều khiển giao thông này sẽ như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT và Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định như sau:
Hiệu lực của người điều khiển giao thông
- Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Người điều khiển giao thông
- Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.
Như vậy, đối chiếu quy định thì người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông hoặc người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.
Và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì hiệu lực điều khiển của người điều khiển giao thông thì buộc người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?