Thủ trưởng cơ quan điều tra có thể trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm không? Mẫu thông báo về việc này được quy định như thế nào?
- Thủ trưởng cơ quan điều tra có thể trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm không?
- Mẫu thông báo về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm hiện nay?
- Mẫu thông báo về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm được sử dụng và quản lý theo nguyên tắc nào?
Thủ trưởng cơ quan điều tra có thể trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra;
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm tra việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Cán bộ điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Điều tra viên.
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi vắng mặt, Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.
...
Theo đó, thủ trưởng cơ quan điều tra có trách nhiệm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra.
Và Bộ luật này cũng không có quy định về việc về việc Thủ trưởng cơ quan điều tra không thể thể trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm, dó đó Thủ trưởng cơ quan điều tra có thể tự mình trực tiếp thực hiện việc này.
Bên cạnh đó, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như:
- Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm tra việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
- Quyết định phân công hoặc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Cán bộ điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Điều tra viên.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi vắng mặt, Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.
Mẫu thông báo về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm hiện nay?
Căn cứ theo Biểu mẫu 04 Mục 1 Danh mục Biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự Ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về mẫu thông báo về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm như sau:
Tải mẫu thông báo về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm: Tại đây
Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm (Hình từ Internet)
Mẫu thông báo về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm được sử dụng và quản lý theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng và quản lý biểu mẫu trong hoạt động điều tra hình sự
1. Chỉ sử dụng các biểu mẫu trong hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm. Các biểu mẫu phải được sử dụng và quản lý đúng mục đích cho hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.
2. Việc ghi thông tin trong từng biểu mẫu phải bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, mẫu thông báo về việc Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm được sử dụng và quản lý theo nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng các biểu mẫu trong hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm. Các biểu mẫu phải được sử dụng và quản lý đúng mục đích cho hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.
- Việc ghi thông tin trong từng biểu mẫu phải bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?