Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được phân công chỉ đạo, xử lý công việc gì?
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được phân công chỉ đạo, xử lý công việc gì?
- Khi Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đi công tác vắng thì có bắt buộc báo cáo Bộ trưởng không?
- Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các đơn vị được phân công phụ trách?
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được phân công chỉ đạo, xử lý công việc gì?
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng:
a) Mỗi Thứ trưởng được phân công chỉ đạo, xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong một số lĩnh vực công tác của Bộ; theo dõi, chỉ đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ; theo dõi công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tham gia các Ban Chỉ đạo của Nhà nước, các bộ, ngành theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đề nghị của các bộ, ngành, các tổ chức liên ngành, vùng lãnh thổ.
...
Theo quy định nêu trên thì Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được phân công chỉ đạo, xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong một số lĩnh vực công tác của Bộ;
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
- Theo dõi, chỉ đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ; theo dõi công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tham gia các Ban Chỉ đạo của Nhà nước, các bộ, ngành theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Đề nghị của các bộ, ngành, các tổ chức liên ngành, vùng lãnh thổ.
Khi Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đi công tác vắng thì có bắt buộc báo cáo Bộ trưởng không?
Khi Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đi công tác vắng, nếu trong trường hợp cần thiết, phải báo cáo Bộ trưởng để phân công Thứ trưởng khác giải quyết công việc, tránh để công việc chậm trễ căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
...
3. Khi Thứ trưởng đi công tác vắng, trong trường hợp cần thiết, phải báo cáo Bộ trưởng để phân công Thứ trưởng khác giải quyết công việc, tránh để công việc chậm trễ.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được phân công chỉ đạo, xử lý công việc gì? (Hình từ Internet)
Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các đơn vị được phân công phụ trách?
Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các đơn vị được phân công phụ trách được căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
...
2. Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng:
a) Đối với lĩnh vực, công tác được phân công chỉ đạo, giải quyết:
- Chỉ đạo xây dựng dự thảo các đề án thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các nhiệm vụ được phân công phụ trách; xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực được phân công; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
b) Đối với các đơn vị được phân công phụ trách:
- Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh trong nội bộ các đơn vị được phân công phụ trách.
- Ngoài các đơn vị được phân công phụ trách, Thứ trưởng có quyền đề nghị trực tiếp các đơn vị khác có liên quan đến công việc Thứ trưởng đang được Bộ trưởng phân công chỉ đạo để cung cấp thông tin, nắm tình hình thực tế phục vụ việc chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ.
c) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công theo dõi:
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và các nhiệm vụ của Ngành tại các địa phương.
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành, vùng lãnh thổ chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề tồn đọng liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ.
- Theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành, vùng lãnh thổ giao.
- Khi đi công tác địa phương, các Thứ trưởng có thể kết hợp nhiều nội dung công việc ngoài lĩnh vực được giao phụ trách; khi làm việc với chính quyền địa phương cần có ý kiến chỉ đạo toàn diện về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
...
Theo đó, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các đơn vị được phân công phụ trách được quy định như sau:
- Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh trong nội bộ các đơn vị được phân công phụ trách.
- Ngoài các đơn vị được phân công phụ trách, Thứ trưởng có quyền đề nghị trực tiếp các đơn vị khác có liên quan đến công việc Thứ trưởng đang được Bộ trưởng phân công chỉ đạo để cung cấp thông tin, nắm tình hình thực tế phục vụ việc chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?