Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do ai bổ nhiệm? Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do ai bổ nhiệm?
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn được căn cứ theo Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có phải là thành viên của Chính phủ không?
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ được căn cứ theo Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì thành viên Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Do đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải là thành viên của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do ai bổ nhiệm? Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định thế nào?
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được căn cứ theo Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
- Chỉ đạo, điều hành các đơn vị và lĩnh vực công tác theo sự phân công của Bộ trưởng; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về những quyết định, phát ngôn của mình.
- Ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Bộ trưởng phân công hoặc ủy quyền.
- Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác phụ trách thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng đang chỉ đạo giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng quyết định.
- Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động của ngành, việc ký kết thỏa thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến của Bộ trưởng trước khi quyết định; xin ý kiến Bộ trưởng khi phát hiện các vấn đề vượt thẩm quyền.
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng thực hiện bàn giao, tiếp nhận nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan và báo cáo Bộ trưởng.
- Thứ trưởng đi công tác theo lịch công tác được Bộ trưởng phê duyệt hàng tuần, trường hợp phát sinh đột xuất cần xin ý kiến Bộ trưởng. Thứ trưởng nghỉ phép từ một (01) ngày làm việc trở lên cần báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?