Thử nghiệm tĩnh đối với bậc thang và tấm nền của thang cuốn như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn cho thang cuốn?

Xin hỏi, thử nghiệm tĩnh đối với bậc thang của thang cuốn như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn cho thang cuốn? Tấm nền của thang cuốn được thử nghiệm tĩnh như thế nào? Nội dung của anh Xuân Hào tại Tp. Hải Phòng.

Thử nghiệm tĩnh đối với bậc thang của thang cuốn như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn cho thang cuốn?

Căn cứ theo tiết 5.3.3.2 tiểu mục 5.3 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về Yêu cầu an toàn cho thang cuốn như sau:

Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.3 Bậc thang, tấm nền và băng
...
5.3.3 Thiết kế kết cấu
5.3.3.1 Yêu cầu chung
Vật liệu phải giữ được độ bền trong suốt vòng đời sản phẩm, trong đó có tính đến tác động của các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, phát xạ tia UV, hay ăn mòn.
Bậc thang, tấm nền và băng phải được thiết kế để chịu được toàn bộ tải và các tác động biến dạng khả dĩ do hệ thống kéo, dẫn hướng và truyền động gây ra trong quá trình vận hành bình thường và được thiết kế để chịu được tải phân bố đều tương đương 6.000 N/m2.
CHÚ THÍCH: 6.000 N/m2 được suy ra từ tải kết cấu định mức 5 000 N/m2 (xem 5.2.5) với hệ số tác động 1,2.
Để thiết lập kích thước cho băng và hệ thống đỡ, mức tải tương ứng trên đây phải đặt trên vùng có độ rộng bằng chiều rộng hiệu dụng và chiều dài 1,0 m để làm cơ sở tính toán (ngoài ra cũng phải tuân theo các yêu cầu cho trong 5.3.3.2.4).
Tổ hợp bậc thang và tấm nền phải được thiết kế sao cho tất cả các bộ phận, ví dụ miếng đệm, được gắn chắc chắn và không bị lỏng ra trong suốt vòng đời hoạt động. Các miếng đệm và các chi tiết liên kết phải chịu được lực tác động do sự vận hành của thiết bị an toàn của tấm lược/đế tấm lược (5.12.2.7.7).
5.3.3.2 Thử nghiệm tĩnh
5.3.3.2.1 Bậc thang
Bậc thang phải được thử nghiệm độ võng bằng cách sử dụng một tấm thép có kích thước 0,20 m x 0,30 m và dầy ít nhất 25 mm đặt chính giữa bề mặt đặt chân và với một lực đơn 3.000 N (bao gồm cả trọng lượng của tấm thép) tác động vuông góc vào chính giữa tấm thép này. Phần mép rộng 0,20 m của tấm thép phải được đặt song song với mép ngoài của bậc thang, phần mép dài 0,30 m của tấm thép đặt vuông góc với mép ngoài của bậc thang.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, độ võng đo được của bề mặt đặt chân không được quá 4 mm. Không được có biến dạng dư (cho phép nằm trong độ dung sai được thiết lập ban đầu).
Bậc thang phải được thử nghiệm chung với các con lăn (không quay), các trục hoặc trục chìa (nếu có) ở vị trí nằm ngang (kết cấu đỡ ngang) và tại đoạn có góc nghiêng lớn nhất áp dụng cho bậc thang (kết cấu đỡ nghiêng).
Không cần thêm các thử nghiệm khác cho các đoạn có góc nghiêng nhỏ hơn góc nghiêng lớn nhất cho phép. Cũng không cần thêm thử nghiệm khác cho bậc thang được lắp đặt cùng với ray dẫn hướng và kết cấu đỡ của thang cuốn.
Bề mặt đặt chân ở phía tấm chắn dưới không được võng hơn 4 mm tại bất kỳ vị trí nào, khi một lực đơn 1500 N tác động vuông góc vào bề mặt đặt chân của bậc đầu tiên, trên một diện tích 2.500 mm2, thông qua một tấm thép hình vuông dày tối thiểu 25 mm. Xem Hình 1. Trong trường hợp có các miếng đệm/chi tiết liên kết trên bề mặt đặt chân thì lực thử nghiệm sẽ chỉ được tác động lên các miếng đệm/chi tiết liên kết này, khi chúng đã được lắp vào bậc thang. Vùng đặt tải phải dài 50 mm và rộng bằng độ rộng miếng đệm/chi tiết liên kết. Xem Hình 2. Lực tác động phải được giữ cố định theo phương đứng. Hướng lực tác động không được thay đổi trong quá trình thử nghiệm. Không được có biến dạng dư.
5.3.3.2.2 Mặt trước bậc thang
Mặt trước bậc thang không được võng hơn 4 mm khi chịu một lực đơn 1.500 N tác động vuông góc vào bề mặt của bậc đầu tiên, trên một diện tích 2500 mm2, thông qua tấm thép hình vuông hoặc hình tròn dày tối thiểu 25 mm, có hình dạng vừa khít với độ cong của mặt trước bậc thang. Lực này được tác động vào chính giữa theo chiều đứng của mặt trước bậc thang tại ba vị trí, một nằm chính giữa và còn lại nằm ở hai mép của bậc thang được lắp hoàn chỉnh. Lực tác động phải được giữ cố định và hướng tác động không thay đổi trong suốt quá trình thử nghiệm. Bậc thang được thử nghiệm tại vị trí cố định cùng với trục hoặc ngõng trục (nếu có). Không được có biến dạng dư (cho phép nằm trong độ dung sai được thiết lập ban đầu).
thang cuốn hình 1
Trong trường hợp có miếng đệm/chi tiết liên kết trên mặt trước bậc thang, cần tiến hành thêm thử nghiệm khác trên bậc thang lắp hoàn chỉnh với lực tác động lên miếng đệm/chi tiết liên kết trên mặt trước bậc thang, vào chính giữa mặt trước bậc thang theo chiều đứng, trên một vùng dài 50 mmvà rộng bằng độ rộng miếng đệm/chi tiết liên kết.
thang cuốn hình 2

Như vậy, để đảm bảo yêu cầu an toàn cho thang cuốn, thử nghiệm tĩnh đối với bậc thang, mặt trước bậc thang của thang cuốn thực hiện theo quy định cụ thể trên.

thang cuốn 2

Yêu cầu an toàn cho thang cuốn (Hình từ Internet)

Tấm nền của thang cuốn được thử nghiệm tĩnh như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn cho thang cuốn?

Căn cứ theo tiết 5.3.3.2 tiểu mục 5.3 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 quy định về Yêu cầu an toàn cho thang cuốn, cụ thể thử nghiệm tĩnh tấm nền thang cuốn như sau:

- Tấm nền diện tích 1m2 phải được thử nghiệm độ võng bằng cách sử dụng một tấm thép có kích thước 0,30m x 0,45m và dày ít nhất 25mm đặt chính giữa bề mặt đặt chân và với một lực đơn 7.500N (bao gồm cả trọng lượng của tấm thép), tác động vuông góc với tấm đặt chân và phần mép dài 0,45m của tấm thép được đặt song song với mép bên của tấm nền.

- Đối với tấm nền có diện tích nhỏ hơn hoặc lớn hơn, lực và vùng tác động cũng thay đổi theo tương ứng, trong đó vùng tác động có kích thước theo tỷ lệ 1:1,5; tuy nhiên lực tác động không được nhỏ hơn 3.000N (bao gồm trọng lượng tấm thép), kích thước tấm thép không được nhỏ hơn 0,20m x 0,30m và độ dày không ít hơn 25mm.

- Đối với tấm nền có chiều sâu nhỏ hơn 0,30m thì tấm thép phải rộng 0,20m và chiều dài bằng chiều sâu của tấm nền.

- Trong suốt quá trình thử nghiệm, độ võng đo được trên bề mặt đặt chân không được quá 4mm. Không được có biến dạng dư (cho phép nằm trong độ dung sai được thiết lập ban đầu).

Tấm nền phải được thử nghiệm chung với các con lăn (không quay), các trục hoặc trục chìa (nếu có) ở vị trí nằm ngang. Không cần thử nghiệm với tấm nền đã được lắp đặt hoàn chỉnh, ví dụ, cùng với ray dẫn hướng và kết cấu đỡ của băng tải chở người.

Thử nghiệm tĩnh đối với băng của thang cuốn như thế nào để đảm bảo yêu cầu an toàn cho thang cuốn?

Căn cứ theo tiết 5.3.3.2 tiểu mục 5.3 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 quy định về Yêu cầu an toàn cho thang cuốn, cụ thể thử nghiệm tĩnh băng thang cuốn như sau:

- Băng được kéo căng theo điều kiện vận hành và thông qua một tấm thép có kích thước 0,15m x 0,25m x 0,025m tác động một lực đơn 750N (bao gồm trọng lượng tấm thép) lên băng. Tấm thép được đặt chính giữa giữa các con lăn đỡ mép ngoài sao cho trục dọc của tấm thép song song với trục dọc của băng.

- Độ võng tại trung tâm không được vượt quá 0,01 z3, trong đó z3 là khoảng cách ngang giữa các con lăn đỡ (xem z3 tại Hình 11).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,150 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào