Thử nghiệm khả năng chịu bức xạ nhiệt của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt thực hiện như thế nào? Việc thử nghiệm này thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Việc thử nghiệm khả năng chịu bức xạ nhiệt của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Thiết bị thử nghiệm khả năng chịu bức xạ nhiệt của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt được quy định như thế nào?
- Thử nghiệm khả năng chịu bức xạ nhiệt của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt thực hiện như thế nào?
Việc thử nghiệm khả năng chịu bức xạ nhiệt của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt thực hiện theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo tiết 8.6.1 tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13332:2021 quy định phương pháp thử khả năng chịu bức xạ nhiệt như sau:
Phương pháp thử
...
8.6 Khả năng chịu bức xạ nhiệt
8.6.1 Nguyên tắc
Phải thử nghiệm trên năm mẫu: tất cả ở trạng thái như khi tiếp nhận.
Mặt trùm được tiếp xúc với bức xạ nhiệt từ một nguồn phát bức xạ được hiệu chuẩn.
...
Theo đó, việc thử nghiệm khả năng chịu bức xạ nhiệt của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt phải thử nghiệm trên năm mẫu: tất cả ở trạng thái như khi tiếp nhận.
Mặt trùm được tiếp xúc với bức xạ nhiệt từ một nguồn phát bức xạ được hiệu chuẩn.
Mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt (Hình từ Internet)
Thiết bị thử nghiệm khả năng chịu bức xạ nhiệt của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 8.6.2 tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13332:2021 quy định phương pháp thử khả năng chịu bức xạ nhiệt như sau:
Phương pháp thử
...
8.6 Khả năng chịu bức xạ nhiệt
...
8.6.2 Thiết bị thử nghiệm
Thiết bị thử nghiệm chủ yếu gồm đầu giả, máy tạo nhịp thở và nguồn bức xạ nhiệt. Có thể sử dụng nhiệt lượng kế để hiệu chuẩn.
Sơ đồ thử nghiệm điển hình được trình bày trong Hình 4 (cung cấp thông tin khái quát).
Nguồn bức xạ nhiệt thích hợp như được thể hiện dưới dạng sơ đồ trong Hình 4 cung cấp dòng năng lượng nhiệt là 80 kW/m2 ở khoảng cách xấp xỉ 175 mm được đo tại đường tâm. Có thể sử dụng các nguồn bức xạ nhiệt thích hợp khác.
Nhiệt lượng kế tham chiếu được mô tả trong ISO 6942:1993. Có thể sử dụng các nhiệt lượng kế phù hợp khác.
...
Theo đó, thiết bị thử nghiệm chủ yếu gồm đầu giả, máy tạo nhịp thở và nguồn bức xạ nhiệt. Có thể sử dụng nhiệt lượng kế để hiệu chuẩn.
Thử nghiệm khả năng chịu bức xạ nhiệt của mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 8.6.4 tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13332:2021 quy định phương pháp thử khả năng chịu bức xạ nhiệt như sau:
Phương pháp thử
...
8.6 Khả năng chịu bức xạ nhiệt
...
8.6.4 Quy trình
Sau khi kiểm tra độ kín theo 8.13, phải lắp mặt trùm chắc chắn, không bị rò rỉ, không bị biến dạng trên đầu giả kim loại và mối nối với máy tạo nhịp thở.
Bằng cách điều chỉnh đầu giả, phải định vị mặt trùm sao cho tâm của kính che nằm ở đường tâm của nguồn bức xạ nhiệt ở khoảng cách 175 mm. Mặt trùm phải định vị thẳng đứng với dòng nhiệt.
Đeo mặt trùm vào đầu giả sau đó thay thế bằng nhiệt lượng kế. Nhiệt lượng kế phải được đặt ở khoảng cách 175 mm so với nguồn bức xạ nhiệt tại vị trí mà mặt ngoài của tròng kính trên mặt trùm nằm trên đường tâm trong quá trình tiếp xúc.
Nguồn bức xạ nhiệt phải được điều chỉnh sao cho dòng năng lượng nhiệt là 80 kW/m2 ở khoảng cách khoảng 175 mm. Nếu cần thiết, phải ổn định nguồn cấp điện. Giữa nhiệt lượng kế và nguồn bức xạ nhiệt phải đặt một tấm cách điện.
Sau đó, nhiệt lượng kế sẽ được thay thế bằng đầu giả có đeo mặt trùm. Tròng kính phải ở đúng vị trí của nhiệt lượng kế. Thử nghiệm sau đó sẽ được thực hiện trong các điều kiện này.
Bật máy tạo nhịp thở. Sau 3 min, lấy tấm cách điện ra (bắt đầu thời gian thử nghiệm).
Mặt trùm sẽ được thử nghiệm:
a) Trong thời gian 20 min; hoặc
b) Cho đến khi trường nhìn suy giảm rõ rệt hoặc có bắt kỳ dấu hiệu lỗi nào khác mà người quan sát được cộng thêm 01 min tiếp xúc.
8.6.5 Đánh giá độ kín
Trước và sau khi thử nghiệm, độ kín phải đáp ứng các yêu cầu theo 7.16.
Thực hiện thử nghiệm theo 8.13.
Chú thích: Để so sánh độ kín của mặt trùm trước và sau khi thử nghiệm bức xạ nhiệt nên đeo mặt trùm trên đầu của thiết bị thử nghiệm bức xạ nhiệt
Theo đó, sau khi kiểm tra độ kín phải lắp mặt trùm chắc chắn, không bị rò rỉ, không bị biến dạng trên đầu giả kim loại và mối nối với máy tạo nhịp thở.
Bằng cách điều chỉnh đầu giả, phải định vị mặt trùm sao cho tâm của kính che nằm ở đường tâm của nguồn bức xạ nhiệt ở khoảng cách 175mm. Mặt trùm phải định vị thẳng đứng với dòng nhiệt.
Đeo mặt trùm vào đầu giả sau đó thay thế bằng nhiệt lượng kế. Nhiệt lượng kế phải được đặt ở khoảng cách 175mm so với nguồn bức xạ nhiệt tại vị trí mà mặt ngoài của tròng kính trên mặt trùm nằm trên đường tâm trong quá trình tiếp xúc.
Nguồn bức xạ nhiệt phải được điều chỉnh sao cho dòng năng lượng nhiệt là 80 kW/m2 ở khoảng cách khoảng 175mm. Nếu cần thiết, phải ổn định nguồn cấp điện. Giữa nhiệt lượng kế và nguồn bức xạ nhiệt phải đặt một tấm cách điện.
Sau đó, nhiệt lượng kế sẽ được thay thế bằng đầu giả có đeo mặt trùm. Tròng kính phải ở đúng vị trí của nhiệt lượng kế. Thử nghiệm sau đó sẽ được thực hiện trong các điều kiện này.
Bật máy tạo nhịp thở. Sau 3 min, lấy tấm cách điện ra (bắt đầu thời gian thử nghiệm).
Mặt trùm sẽ được thử nghiệm:
- Trong thời gian 20 min; hoặc
- Cho đến khi trường nhìn suy giảm rõ rệt hoặc có bắt kỳ dấu hiệu lỗi nào khác mà người quan sát được cộng thêm 01 min tiếp xúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?