Thư ký Tòa án áp dụng mức lương của công chức loại mấy? Bảng lương Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay?
Thư ký Tòa án áp dụng mức lương của công chức loại mấy? Bảng lương Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay?
Thư ký Tòa án được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A1 ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:
Theo quy định nêu trên thì Thư ký Tòa án áp dụng mức lương của công chức loại A1.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bảng lương Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay được quy định như sau:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 2,34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3,00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3,66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3,99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4,32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4,65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 8.964.000 |
Thư ký Tòa án áp dụng mức lương của công chức loại mấy? Bảng lương Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Thư ký Tòa án có các ngạch nào?
Thư ký Tòa án có 03 ngạch được quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có các ngạch:
a) Thư ký viên;
b) Thư ký viên chính;
c) Thư ký viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.
4. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Căn cứ trên quy định Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có các ngạch:
- Thư ký viên;
- Thư ký viên chính;
- Thư ký viên cao cấp.
Xem thêm: Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 về Quy định tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thư ký Tòa án
...
4. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo đó, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
- Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?