Thư ký Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu nào? Thư ký Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có những nhiệm vụ nào?
Thư ký Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-BKHCN, có quy định về yêu cầu đối với Thư ký Ban Kỹ thuật như sau:
Yêu cầu đối với Thư ký Ban Kỹ thuật
1. Ngoài các yêu cầu quy định tại Điều 7 của Quy chế này, Thư ký Ban kỹ thuật còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có chứng chỉ đã qua đào tạo về nghiệp vụ thư ký ban kỹ thuật;
b) Có trình độ tiếng Anh đạt chứng chỉ từ trình độ C quốc gia trở lên hoặc tương đương;
c) Bảo đảm thường xuyên cập nhật các kiến thức, thông tin và quy định mới về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn;
d) Có kỹ năng tổ chức các cuộc họp của Ban kỹ thuật.
2. Thư ký Ban kỹ thuật là cán bộ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Theo đó tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-BKHCN, có quy định về yêu cầu đối với thành viên Ban Kỹ thuật như sau:
Yêu cầu đối với thành viên Ban Kỹ thuật
1. Có trình độ từ đại học trở lên và có kinh nghiệm công tác ít nhất là ba năm trong lĩnh vực chuyên môn của Ban kỹ thuật.
2. Có trình độ ngoại ngữ đạt chứng chỉ trình độ B quốc gia trở lên hoặc tương đương.
3. Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ về xây dựng tiêu chuẩn.
4. Tự nguyện tham gia, có điều kiện về thời gian và các điều kiện khác bảo đảm cho việc tham gia có hiệu quả vào hoạt động của Ban kỹ thuật.
Như vậy, theo quy định trên thì Thư ký Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo về nghiệp vụ thư ký ban kỹ thuật;
- Có trình độ tiếng Anh đạt chứng chỉ từ trình độ C quốc gia trở lên hoặc tương đương;
- Bảo đảm thường xuyên cập nhật các kiến thức, thông tin và quy định mới về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn;
- Có kỹ năng tổ chức các cuộc họp của Ban kỹ thuật;
- Có trình độ từ đại học trở lên và có kinh nghiệm công tác ít nhất là ba năm trong lĩnh vực chuyên môn của Ban kỹ thuật.
- Có trình độ ngoại ngữ đạt chứng chỉ trình độ B quốc gia trở lên hoặc tương đương.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ về xây dựng tiêu chuẩn.
- Tự nguyện tham gia, có điều kiện về thời gian và các điều kiện khác bảo đảm cho việc tham gia có hiệu quả vào hoạt động của Ban kỹ thuật.
Thư ký Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Thư ký Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-BKHCN, có quy định về nhiệm vụ của Thư ký Ban kỹ thuật như sau:
Nhiệm vụ của Thư ký Ban kỹ thuật
1. Dự thảo kế hoạch công tác hằng năm để Ban kỹ thuật thảo luận và quyết định.
2. Thu thập thông tin, số liệu và tài liệu phục vụ cho việc xây dựng và góp ý dự thảo tiêu chuẩn.
3. Chuẩn bị các tài liệu, dự thảo tiêu chuẩn và gửi cho các thành viên, cơ quan, tổ chức để lấy ý kiến; tổng hợp, xử lý và lập bản tiếp thu ý kiến góp ý cho các dự thảo tiêu chuẩn.
4. Chuẩn bị chương trình làm việc, các tài liệu có liên quan, ghi chép các ý kiến góp ý và dự thảo các quyết định để thông qua tại các cuộc họp của Ban kỹ thuật; lập biên bản các cuộc họp của Ban kỹ thuật.
5. Lập hồ sơ dự thảo TCVN của Ban kỹ thuật và tổng hợp các kiến nghị của Ban kỹ thuật để trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
6. Chuẩn bị các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về tiến độ thực hiện công việc và các vấn đề có liên quan khác.
Như vậy, theo quy định trên thì Thư ký Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có những nhiệm vụ sau:
- Dự thảo kế hoạch công tác hằng năm để Ban kỹ thuật thảo luận và quyết định.
- Thu thập thông tin, số liệu và tài liệu phục vụ cho việc xây dựng và góp ý dự thảo tiêu chuẩn.
- Chuẩn bị các tài liệu, dự thảo tiêu chuẩn và gửi cho các thành viên, cơ quan, tổ chức để lấy ý kiến; tổng hợp, xử lý và lập bản tiếp thu ý kiến góp ý cho các dự thảo tiêu chuẩn.
- Chuẩn bị chương trình làm việc, các tài liệu có liên quan, ghi chép các ý kiến góp ý và dự thảo các quyết định để thông qua tại các cuộc họp của Ban kỹ thuật; lập biên bản các cuộc họp của Ban kỹ thuật.
- Lập hồ sơ dự thảo TCVN của Ban kỹ thuật và tổng hợp các kiến nghị của Ban kỹ thuật để trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Chuẩn bị các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về tiến độ thực hiện công việc và các vấn đề có liên quan khác.
Kinh phí hoạt động Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia đến từ đâu?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-BKHCN, có quy định về kinh phí hoạt động như sau:
Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Ban kỹ thuật được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo kế hoạch hằng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí hoạt động Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo kế hoạch hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?