Thư không có địa chỉ nhận là gì? Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có bắt buộc thông báo hoạt động bưu chính?
Thư không có địa chỉ nhận là gì?
Thư không có địa chỉ nhận được giải thích theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Bưu chính 2010 như sau:
Thư không có địa chỉ nhận là thư không có thông tin liên quan đến người nhận trên thư, trên bao bì của thư, bao gồm cả thư để quảng cáo, tuyên truyền.
Theo quy định thư không có địa chỉ nhận là thư không có thông tin liên quan đến người nhận trên thư, trên bao bì của thư, bao gồm cả thư để quảng cáo, tuyên truyền.
Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có bắt buộc thông báo hoạt động bưu chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính không?
Các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính 2010 như sau:
Thông báo hoạt động bưu chính
1. Các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:
a) Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);
b) Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);
c) Cung ứng dịch vụ gói, kiện;
d) Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
đ) Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;
e) Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
g) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
h) Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.
2. Trường hợp có thay đổi nội dung đã thông báo, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, các tổ chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 điều này phải thông báo về việc thay đổi nội dung đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính xác nhận bằng văn bản các trường hợp thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.
4. Văn bản xác nhận thông báo hoạt động dịch vụ bưu chính được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được.
5. Trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, các tổ chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 điều này được tiến hành các hoạt động bưu chính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoặc thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đã được cấp tại Việt Nam.
Theo quy định các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:
- Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);
- Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);
- Cung ứng dịch vụ gói, kiện;
- Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
- Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;
- Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
- Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.
Như vậy, đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02kg phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
Thư không có địa chỉ nhận là gì? (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị cấm trong cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận?
Các hành vi bị pháp luật cấm trong cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận được căn cứ theo Điều 7 Luật Bưu chính 2010 như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
3. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
4. Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính.
5. Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; tráo đổi nội dung bưu gửi.
6. Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính, bóc mở, huỷ bưu gửi trái pháp luật.
7. Xâm hại công trình bưu chính công cộng; cản trở hoạt động bưu chính hợp pháp.
8. Thực hiện hành vi cạnh tranh trái pháp luật trong hoạt động bưu chính.
9. Sản xuất, kinh doanh, sử dụng tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài trái pháp luật.
10. Hoạt động bưu chính trái pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Giá xăng dầu hôm nay 12 12 2024: Giá xăng tăng trên 20.000 đồng/lít? Giá xăng tăng bao nhiêu?
- Chốt lịch nghỉ Tết học sinh TPHCM 2025 kéo dài 11 ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh TP HCM thay đổi đúng không?
- Tải toàn bộ mẫu hợp đồng thương mại mới, chuẩn pháp lý? Hợp đồng thương mại chấm dứt trong trường hợp nào?
- Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho sở GTVT mới nhất 2025?