Thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư như thế nào?
- Thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư như thế nào?
- Thời hạn thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư là bao lâu?
- Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước?
Thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Tạm ứng vốn
...
5. Thu hồi vốn tạm ứng:
a) Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu, được quy định cụ thể trong hợp đồng và đảm bảo thu hồi hết khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng (trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho tạm ứng ở mức cao hơn).
b) Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng, không chờ đến khi hoàn thành toàn bộ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.
Đối với chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cơ quan kiểm soát, thanh toán căn cứ vào quyết toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.
c) Đối với chi phí quản lý dự án: chủ đầu tư lập bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư) gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm đến cơ quan kiểm soát, thanh toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt.
...
Theo đó, thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định như sau:
Sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng, không chờ đến khi hoàn thành toàn bộ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.
Đối với chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cơ quan kiểm soát, thanh toán căn cứ vào quyết toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.
Thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư là bao lâu?
Căn cứ theo điểm d khoản 6 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, thời hạn thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư như sau:
- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: vốn tạm ứng quá hạn thu hồi sau 03 tháng kể từ thời điểm tạm ứng vốn chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan kiểm soát, thanh toán yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chuyển toàn bộ số dư tạm ứng về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để thuận tiện cho việc kiểm soát, thanh toán và thu hồi vốn tạm ứng.
- Sau thời hạn trên, trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa chuyển toàn bộ số tiền dư tạm ứng quá hạn về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại cơ quan kiểm soát, thanh toán thì trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan kiểm soát, thanh toán được phép trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tại cơ quan kiểm soát, thanh toán vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại cơ quan kiểm soát, thanh toán và thông báo cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Sau thời hạn 01 năm kể từ ngày chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại cơ quan kiểm soát, thanh toán mà chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước (trừ trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Trường hợp chủ đầu tư không làm thủ tục nộp lại ngân sách nhà nước, thì cơ quan kiểm soát, thanh toán được phép trích từ tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư để nộp ngân sách nhà nước, giảm số vốn đã tạm ứng cho dự án và thông báo cho chủ đầu tư.
Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ quan kiểm soát, thanh toán
1. Cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước dành để đầu tư.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện kiểm soát thanh toán vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư của đơn vị mình.
...
Theo đó, Kho bạc Nhà nước sẽ là cơ quan có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước dành để đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản chương trình Đại hội chi bộ không có cấp ủy? Kịch bản chi tiết Đại hội chi bộ không có cấp ủy?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức nước ngoài mới nhất như thế nào?
- Mục đích giảm 20% công chức viên chức hưởng lương ngân sách khi sắp xếp bộ máy tại Công văn 31 hướng dẫn Nghị định 178?
- Các ngày lễ tình yêu trong năm 2025? 1 năm có bao nhiêu ngày lễ tình yêu? Nam nữ bao nhiêu tuổi đủ tuổi kết hôn 2025?
- Tải mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Biên bản thỏa thuận hợp tác là gì?