Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm nay là ngày truyền thống ngành nào theo quy định hiện nay?
Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm nay là ngày truyền thống của ngành nào?
>> Xem thêm: Tết Trung thu ngày mấy?
>> Mẫu thông báo tổ chức chương trình Tết Trung thu năm 2024
>> Lịch âm 2024 - Lịch Vạn niên 2024 tháng 9 có mấy ngày?
>> Thứ 6 ngày 13/9/2024 là ngày truyền thống của những ngành nào?
Đối với câu hỏi "Thứ 6 ngày 13 là ngày gì" thì có thể tham khảo một số thông tin sau:
Tại một số nước phương tây thì Thứ 6 ngày 13 là một ngày xui xẻo, kém may mắn vì luôn có những sự việc đáng tiếc diễn ra một cách trùng hợp trong ngày này. Vì vậy khi đến Thứ 6 ngày 13, người ta thường nhắc nhở nhau hạn chế di chuyển đi lại, để tránh những điều không may xảy ra.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có cơ sở khoa học nào có thể chứng minh điều này là chính xác.
Quan niệm về ngày này có thể thay đổi tùy thuộc vào văn hóa và niềm tin tâm linh của mỗi người.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Đối với Việt Nam thì tại Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân dân
1. Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
2. Tòa án nhân dân có biểu trưng riêng. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về biểu trưng của Tòa án nhân dân.
Theo quy định trên thì Ngày truyền thống Tòa án nhân dân là ngày 13 tháng 9 hằng năm.
Trong năm nay, Ngày truyền thống Tòa án nhân dân rơi đúng vào "Thứ 6 ngày 13".
Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm nay là ngày truyền thống ngành nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm việc vào Thứ 6 ngày 13 năm nay để kỷ niệm Ngày truyền thống Tòa án nhân dân không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì người lao động sẽ được nghỉ làm việc vào các ngày:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như đã nêu trên thì trong năm nay, Ngày truyền thống Tòa án nhân dân rơi vào Thứ 6 ngày 13.
Tuy nhiên, theo quy định vừa nêu thì Ngày truyền thống Tòa án nhân dân không thuộc bất cứ ngày nghỉ lễ nào của người lao động.
Do đó, người lao động không được nghỉ làm việc vào ngày này, trừ trường hợp ngày này rơi vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động.
Tiền lương của người lao động làm thêm giờ vào ngày 13 tháng 9 được tính ra sao?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, tiền lương của người lao động làm thêm giờ vào ngày 13 tháng 9 được tính như sau:
- Đi làm vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng 200% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 270% lương của ngày làm việc bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?