Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT về định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non như thế nào?
Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT về định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non như thế nào?
Ngày 30/10/2023, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định về số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non như sau:
- Đối với nhóm trẻ:
Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ.
- Đối với lớp mẫu giáo:
Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp.
- Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT hoặc sau khi bố trí nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT còn dư số trẻ thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau: Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi thì được bố trí thêm 1,0 giáo viên
- Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT.
- Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT về định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non như thế nào? (Hình từ Internet)
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý từ ngày 15/12/2023 trong cơ sở giáo dục mầm non ra sao?
Tại Điều 4 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý:
- Hiệu trưởng: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí 01 hiệu trưởng.
- Phó hiệu trưởng: Số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP .
Giáo viên mầm non hạng 3 phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) thì Giáo viên mầm non hạng 3 phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;
- Có kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/Lớp, trường;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non hạng 3 phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp được phân công phụ trách theo Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập và quyền trẻ em;
- Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các khóa học, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;
- Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật, ngành Giáo dục, nhà trường và địa phương;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 16/10/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?