Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động theo 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025?
- Thực hiện giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động theo 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025?
- Đối tượng hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
- Hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm theo giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
Thực hiện giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động theo 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:
- Tiểu dự án 1 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” trong Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiểu dự án 3 “Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi” trong Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung số 09 “Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường” trong Nội dung thành phần số 03 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động theo 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025?
Đối tượng hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Đối tượng hỗ trợ
Theo quy định tại điểm a mục 4 Phần III Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
- Đối tượng:
+ Người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp;
+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo;
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Các bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.
Như vậy, đối tượng được hỗ trợ phát triển giáo giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm 04 đối tượng nêu trên.
Hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm theo giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm theo giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
* Nội dung hỗ trợ
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng khởi nghiệp nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho cán bộ làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức hội thảo, diễn đàn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp; cuộc thi, hội thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp và hỗ trợ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; ngày hội khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp cấp trường, cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia.
- Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tạo việc làm; hình thành các câu lạc bộ khởi nghiệp; không gian hỗ trợ khởi nghiệp; chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp; chương trình ươm tạo doanh nghiệp, kết nối các nhà đầu tư.
- Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
* Cách thức thực hiện: Theo quy định tại Thông tư 14/2022/TT -BLĐTBXH.
Tại Điều 13 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp như sau:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
- Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.
- Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.
- Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.
- Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?