Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02 về gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ ngày 18/6/2024?
- Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02 về gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ ngày 18/6/2024?
- Thông tư 06/2024/TT-NHNN và Thông tư 02/2023/TT-NHNN có những nội dung nào đáng chú ý?
- Việc giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn được quy định thế nào?
Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02 về gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ ngày 18/6/2024?
Ngày 18/06/2024, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
Thông tư 02/2023/TT-NHNN được Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi các nội dung sau:
- Sửa đổi thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, cụ thể Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:
...
2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
...
8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Theo đó, nội dung trên được sửa đổi tại Thông tư 06/2024/TT-NHNN như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn
1. Sửa đổi khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.
2. Sửa đổi khoản 8 Điều 4 như sau:
“8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.
Như vậy, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện từ ngày 24/04/2023 đến hết ngày 31/12/2024.
Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02 về gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ ngày 18/6/2024? (Hình từ Internet)
Thông tư 06/2024/TT-NHNN và Thông tư 02/2023/TT-NHNN có những nội dung nào đáng chú ý?
Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2023/TT-NHNN có những nội dung đáng chú ý như sau:
- Về pham vi và đối tượng: Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng.
- Về thời gian triển khai: Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện từ ngày 24/04/2023 đến hết ngày 31/12/2024.
- Quy định các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản cho vay và cho thuê tài chính. Ngân hàng Nhà nước trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng.
- Quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tổ chức tín dụng quyết định nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Việc giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định vấn đề này như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc và/hoặc lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (sau đây là khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ) theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tải sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
- Khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Trường hợp khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy địn, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/TTTP/gia-han-no.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/140924/dan-vo-no-sau-bao-yagi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/gia-han-no-theo-thong-tu-06.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/11-7-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/AHT/giay-de-nghi-gia-han-no-doi-voi-co-so-san-xuat-kinh-doanh.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác phục vụ cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2025?
- Đáp án Tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025)?
- Lý do chưa tăng lương cơ sở 2025? Tiếp tục áp dụng lương cơ sở 2025 theo Nghị định 73 đúng không?
- Trung tâm chỉ huy giao thông là gì? Trung tâm chỉ huy giao thông có nhiệm vụ gì? Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm trung tâm nào?
- Tổng hợp Bài cúng rằm tháng giêng tại nhà, tại chùa? Rằm tháng giêng có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?