Thông tin về phòng, chống rửa tiền, việc thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin được thực hiện như thế nào?
Thu thập, xử lý thông tin về phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Thu thập, xử lý thông tin về phòng chống rửa tiền
Theo Điều 19 Nghị định 116/2013/NĐ-CP có quy định về vấn đề này như sau:
- Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận, thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến các giao dịch được báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền.
- Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan (đối tượng báo cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giao dịch và các bên liên quan đến giao dịch) cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ và các thông tin khác cần thiết cho việc phân tích, chuyển giao thông tin về rửa tiền.
Chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 116/2013/NĐ-CP, việc chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền được quy định cụ thể như sau:
(1) Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra có thẩm quyền khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong các thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
(2) Cơ sở để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền được coi là hợp lý khi:
a) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách đen;
b) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân đang là đối tượng bị điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng của Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới;
c) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới;
d) Giao dịch liên quan đến người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
đ) Giao dịch được thực hiện trong thời gian rất ngắn liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau nhưng không có cơ sở kinh tế hoặc không đủ chứng từ giao dịch;
e) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên tài liệu xác thực và kinh nghiệm công tác nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động phạm tội (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 87/2019/NĐ-CP);
(3) Cơ sở xác định hành vi có liên quan đến rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố:
a) Quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 116/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 87/2019/NĐ-CP;
b) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên tài liệu xác thực và kinh nghiệm công tác nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 87/2019/NĐ-CP);
(4) Cơ quan điều tra có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an;
b) Cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 87/2019/NĐ-CP);
5. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước chuyển giao. Nếu có dấu hiệu tội phạm và đủ căn cứ thì cơ quan có thẩm quyền phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Các thông tin chưa rõ dấu hiệu tội phạm thì tiến hành phân loại, xác minh các nội dung giao dịch đáng ngờ do Ngân hàng Nhà nước chuyển giao (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 87/2019/NĐ-CP).
Hoat động trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 116/2013/NĐ-CP, hoạt động trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo quy định sau:
(1) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 với cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
a) Theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền;
b) Theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Theo yêu cầu của Tòa án nhân dân các cấp; Tòa án quân sự các cấp;
d) Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, thi hành án, thuế, hải quan (được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 87/2019/NĐ-CP).
(2) Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lưu giữ các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo chế độ mật và thông báo kết quả xử lý có liên quan cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(3) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động và có trách nhiệm trao đổi với các bộ, ngành, đơn vị liên quan thông tin sau:
a) Thông tin về giao dịch, tổ chức, cá nhân nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền;
b) Thông tin về những bất cập trong cơ chế, chính sách, hoạt động quản lý nhà nước nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.
(4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều này và bộ, ngành liên quan có thể ký kết quy chế phối hợp, trao đổi thông tin để tạo điều kiện cho việc phối hợp, trao đổi thông tin được nhanh chóng, hiệu quả.
Có thể thấy, hoạt động thu thập, xử lý, chuyển giao và trao đổi đối với các thông tin về phòng, chống rửa tiền được pháp luật hiện hành quy định cụ thể, giúp các cơ quan, ban ngành có thể phối hợp thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?