Thông tin sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam được tiếp nhận qua đâu? Cơ quan nào quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia?

Tôi có câu hỏi là thông tin sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam được tiếp nhận qua đâu? Cơ quan nào quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia? Câu hỏi của anh T.T đến từ Đồng Nai.

Thông tin sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam được tiếp nhận qua đâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố như sau:

Tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố
1. Thông tin sự cố xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam được tiếp nhận qua hệ thống tiếp nhận thông tin 24/7 đặt tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Thông tin sự cố xảy ra bên ngoài biên giới Việt Nam có nguy cơ tác động ảnh hưởng đến an toàn đối với con người, môi trường của Việt Nam sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận thông qua Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), kênh trao đổi song phương giữa các quốc gia hoặc từ hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi tiếp nhận thông tin sự cố phải triển khai ngay các hoạt động:
a) Xác minh tính chính xác của thông tin;
b) Đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố, làm căn cứ đề xuất triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia và yêu cầu trợ giúp quốc tế;
c) Trường hợp cần thiết triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia hoặc yêu cầu trợ giúp quốc tế, báo cáo ngay Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để quyết định.

Như vậy, theo quy định trên thì thông tin sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam được tiếp nhận hệ thống tiếp nhận thông tin 24/7 đặt tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

bức xạ và hạt nhân

Sự cố bức xạ và hạt nhân (Hình từ Internet)

Cơ quan nào quyết định triển khai ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia như sau:

Quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia
Sau khi có thông tin về sự cố và nhận được đề xuất triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm:
1. Quyết định triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia.
2. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp ứng phó trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm quyết định triển khai ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia.

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm gì đối với việc triển khai ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia như sau:

Triển khai ứng phó sự cố cấp quốc gia
1. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định yêu cầu trợ giúp quốc tế và kế hoạch tiếp nhận, sử dụng trợ giúp quốc tế trong trường hợp cần trợ giúp quốc tế;
b) Chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo về sự cố cho quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan và đề nghị trợ giúp quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thông báo sự cố và trợ giúp quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thành lập Sở chỉ huy hiện trường với thành phần theo quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này đối với tình huống sự cố cụ thể;
d) Chỉ đạo việc huy động nguồn lực ứng phó sự cố của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố đối với tình huống sự cố cụ thể theo quy định tại Phụ lục II Kế hoạch này; huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân khác khi cần thiết;
đ) Chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố và giải quyết các yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường trong quá trình ứng phó;
e) Giữ liên lạc thường xuyên với Sở chỉ huy hiện trường để cập nhật thông tin diễn biến sự cố và tham khảo ý kiến tổ chức, cá nhân có chuyên môn để chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó hiệu quả;
g) Quyết định việc sơ tán người dân, cấm và hạn chế sử dụng hàng hóa, lương thực, thực phẩm.

Theo đó, đối với việc triển khai ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia thì Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có các trách nhiệm sau:

- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định yêu cầu trợ giúp quốc tế và kế hoạch tiếp nhận, sử dụng trợ giúp quốc tế trong trường hợp cần trợ giúp quốc tế;

- Chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo về sự cố cho quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan và đề nghị trợ giúp quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thông báo sự cố và trợ giúp quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Thành lập Sở chỉ huy hiện trường với thành phần theo quy định tại Phụ lục II của Kế hoạch này đối với tình huống sự cố cụ thể;

- Chỉ đạo việc huy động nguồn lực ứng phó sự cố của các tổ chức tham gia ứng phó sự cố đối với tình huống sự cố cụ thể theo quy định tại Phụ lục II Kế hoạch này; huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân khác khi cần thiết;

- Chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố và giải quyết các yêu cầu của Sở chỉ huy hiện trường trong quá trình ứng phó;

- Giữ liên lạc thường xuyên với Sở chỉ huy hiện trường để cập nhật thông tin diễn biến sự cố và tham khảo ý kiến tổ chức, cá nhân có chuyên môn để chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó hiệu quả;

- Quyết định việc sơ tán người dân, cấm và hạn chế sử dụng hàng hóa, lương thực, thực phẩm.

Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lực lượng tham gia ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân phải được đào tạo về vấn đề gì?
Pháp luật
Lưu giữ thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được mấy yêu cầu? Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp thế nào?
Pháp luật
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào đâu để tiến hành các biện pháp ứng phó?
Pháp luật
Để chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân, cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ cần làm gì?
Pháp luật
Chuẩn bị nguồn lực bảo đảm việc cung cấp thông tin ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố?
Pháp luật
Sự cố bức xạ và hạt nhân là gì? Có mấy yêu cầu cần đạt với hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân?
Pháp luật
Ai lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân? Kế hoạch phục hồi môi trường gồm những gì?
Pháp luật
Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành bao nhiêu nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
505 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào