Thông tin quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp cho khách hàng gồm những nội dung nào?
Thiết kế quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa được quy định như thế nào?
Thiết kế quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 37:2019/BLĐTBXH như sau:
CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Thiết kế quần áo
Thiết kế quần áo bảo vệ phải tuân theo tại Phụ lục B của TCVN 6875:2010 Quần áo bảo vệ - quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa.
2.2. Yêu cầu chung
Trang phục bảo vệ chống nhiệt và lửa phải đáp ứng các yêu cầu sau:
2.2.1. Tính chịu nhiệt ở nhiệt độ (180 ± 5)°C
Ở nhiệt độ (180 ± 5)°C, toàn bộ vải và phần cứng sử dụng trong trang phục và/hoặc tổ hợp quần áo phải không bốc cháy hoặc nóng chảy và không co lại quá 5%. Thử nghiệm theo TCVN 7206:2002 Quần áo và thiết bị bảo vệ chống nóng- phương pháp thử độ bền nhiệt đối lưu sử dụng lò tuần hoàn dòng khí nóng
...
Như vậy, theo quy định trên thì thiết kế quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải tuân theo tại Phụ lục B của TCVN 6875:2010.
Thông tin quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp cho khách hàng gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Thông tin quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp cho khách hàng gồm những nội dung nào?
Thông tin quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp cho khách hàng gồm những nội dung được quy định tại tiểu mục 2.9 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 37:2019/BLĐTBXH như sau:
CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT
…
2.9. Thông tin cần cung cấp
Phải cung cấp cho khách hàng quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa được cung cấp đầy đủ thông tin bằng tiếng Việt với những thông tin, tất cả các thông tin phải rõ ràng, các thông tin cần phải có:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất hoặc nhà đại diện được ủy quyền
- Số hiệu Quy chuẩn hoặc Tiêu chuẩn công bố áp dụng
- Giải thích các biểu tượng, các nhãn hiệu và cấp độ thực hiện
- Hướng dẫn sử dụng:
+ Sử dụng; thông tin cơ bản để sử dụng đúng
+ Các giới hạn sử dụng (ví dụ khoảng nhiệt độ v.v..);
+ Hướng dẫn cất giữ và bảo quản, khoảng thời gian tối đa giữa các lần kiểm tra bảo quản
+ Thời hạn sử dụng hoặc khoảng thời gian sử dụng;
+ Cảnh báo để đối phó với các vấn đề bất ngờ gặp phải (nếu cần, minh họa bổ sung)
- Cách đóng gói phù hợp để vận chuyển.
- Phải có hướng dẫn sử dụng các ký hiệu ghi trên nhãn.
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa phải cung cấp cho khách hàng gồm những nội dung sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất hoặc nhà đại diện được ủy quyền
- Số hiệu Quy chuẩn hoặc Tiêu chuẩn công bố áp dụng
- Giải thích các biểu tượng, các nhãn hiệu và cấp độ thực hiện
- Hướng dẫn sử dụng:
+ Sử dụng; thông tin cơ bản để sử dụng đúng
+ Các giới hạn sử dụng (ví dụ khoảng nhiệt độ v.v..);
+ Hướng dẫn cất giữ và bảo quản, khoảng thời gian tối đa giữa các lần kiểm tra bảo quản
+ Thời hạn sử dụng hoặc khoảng thời gian sử dụng;
+ Cảnh báo để đối phó với các vấn đề bất ngờ gặp phải (nếu cần, minh họa bổ sung)
- Cách đóng gói phù hợp để vận chuyển.
- Phải có hướng dẫn sử dụng các ký hiệu ghi trên nhãn.
Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa sản xuất trong nước được quy định như thế nào?
Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa sản xuất trong nước được quy định theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 37:2019/BLĐTBXH như sau:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa sản xuất trong nước
3.1.1. Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa sản xuất trong nước sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của pháp luật.
3.1.2. Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện.
3.1.3. Phương thức thực hiện: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
…
Như vậy, theo quy định trên thì quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa sản xuất trong nước được quy định như sau:
- Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa sản xuất trong nước sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện.
- Phương thức thực hiện: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?