Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử được xây dựng như thế nào? Để bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ phải có các biện pháp nào?
Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử được xây dựng như thế nào?
Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử được xây dựng theo quy định tại Điều 9 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:
Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử
Thông tin định danh người bệnh được xây dựng thống nhất trên toàn quốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, theo quy định trên thì Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử được xây dựng thống nhất trên toàn quốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Hồ sơ bệnh án điện tử (Hình từ Internet)
Để bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có các biện pháp nào?
Để bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:
Bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử
1. Việc truy cập, chia sẻ thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các quy định liên quan khác của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có biện pháp sau đây:
a) Kiểm soát truy cập của người dùng gồm xác thực người dùng, phân quyền người dùng theo từng vai trò công việc, thiết lập khoảng thời gian giới hạn cho phép người dùng truy cập vào phần mềm.
b) Bảo vệ, ngăn chặn việc truy cập trái phép vào hồ sơ bệnh án điện tử.
c) Phương án hoặc quy trình phục hồi dữ liệu trong trường hợp có sự cố.
d) Phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ phần mềm độc hại.
3. Việc liên thông, trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được mã hóa trong quá trình trao đổi dữ liệu.
4. Thông tin khám, chữa bệnh của người bệnh phải được mã hóa theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử có khả năng ghi vết tất cả các giao dịch, tương tác của người dùng trên phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm ngày, thời gian khi xem, nhập mới, chỉnh sửa, hủy, khôi phục dữ liệu, thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử.
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ban hành Quy chế về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người bệnh trên cơ sở các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì để bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có các biện pháp như sau:
- Kiểm soát truy cập của người dùng gồm xác thực người dùng, phân quyền người dùng theo từng vai trò công việc, thiết lập khoảng thời gian giới hạn cho phép người dùng truy cập vào phần mềm.
- Bảo vệ, ngăn chặn việc truy cập trái phép vào hồ sơ bệnh án điện tử.
- Phương án hoặc quy trình phục hồi dữ liệu trong trường hợp có sự cố.
- Phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ phần mềm độc hại.
Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử?
Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm trong việc thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định tại Điều 18 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:
Trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại cơ sở theo quy định của Thông tư này.
2. Trên cơ sở kết quả tư vấn của Hội đồng chuyên môn được quy định tại Điều 19 Thông tư này hoặc của đơn vị tư vấn độc lập, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy.
3. Trước khi thực hiện việc lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy; lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho việc in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có văn bản thông báo với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế để đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Công nghệ thông tin.
Như vậy, trong việc thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử, cơ sở khám chữa bệnh có các trách nhiệm sau:
- Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại cơ sở theo quy định của Thông tư này.
- Trên cơ sở kết quả tư vấn của Hội đồng chuyên môn được quy định tại Điều 19 Thông tư này hoặc của đơn vị tư vấn độc lập, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy.
- Trước khi thực hiện việc lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy; lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho việc in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy, Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có văn bản thông báo với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế để đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Công nghệ thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?