Thông qua 18 Luật tại Kỳ họp thứ 8 theo Nghị quyết 174 2024? Thời gian công bố luật sau khi Quốc hội thông qua là khi nào?
Thông qua 18 Luật tại Kỳ họp thứ 8 theo Nghị quyết 174 2024? Thời gian công bố luật sau khi Quốc hội thông qua là khi nào?
Tại Nghị quyết 174/2024/QH15 tại đây Quốc hội thông qua 18 luật và 21 nghị quyết.
Thông tin dưới đây cung cấp về "Thông qua 18 Luật tại Kỳ họp thứ 8 theo Nghị quyết 174 2024"
Thông qua 18 Luật tại Kỳ họp thứ 8 theo Nghị quyết 174 2024 bao gồm:
(2) Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
(3) Luật Thuế giá trị gia tăng
(4) Luật Công đoàn
(5) Luật Công chứng
(7) Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
(8) Luật Phòng, chống mua bán người
(9) Luật Địa chất và khoáng sản
(10) Luật Đầu tư công
(11) Luật Tư pháp người chưa thành niên
(12) Luật Dữ liệu
(13) Luật Điện lực
(14) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
(15) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
(16) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
(17) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(18) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
21 Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8:
(1) Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026
(2) Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026
(3) Nghị quyết miễn nhiệm Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV
(4) Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026
(5) Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026
(6) Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026
(7) Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(8) Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
(9) Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
(10) Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
(11) Nghị quyết Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
(12) Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
(13) Nghị quyết Cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa
(14) Nghị quyết Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng
(15) Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương
(16) Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
(17) Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
(18) Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
(19) Nghị quyết Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
(20) Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
(21) Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Thông tin trên cung cấp về "18 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo Nghị quyết 174 2024"
Thông qua 18 Luật tại Kỳ họp thứ 8 theo Nghị quyết 174 2024
Thời gian công bố luật sau khi Quốc hội thông qua là khi nào?
Tại Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết
1. Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
Đối với pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến tại phiên họp gần nhất. Sau khi pháp lệnh được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết, thông qua lại thì Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại. Trong trường hợp Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Đối với luật, pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
2. Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Theo quy định trên, Chủ tịch nước công bố luật nhất là 15 ngày kể từ ngày luật được thông qua.
Kỳ họp thường niên Quốc hội được tổ chức mấy lần trong 01 năm? Khi nào tổ chức họp bất thường Quốc hội?
Theo quy định tại Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 về kỳ họp Quốc hội như sau:
Kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội họp công khai.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
3. Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp Quốc hội theo thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, kỳ họp thường niên của Quốc hội được tổ chức mỗi năm hai kỳ. Như vậy, kỳ họp bất thường của Quốc hội là kỳ họp được tổ chức để xem xét các vấn đề cần thiết, cấp bách.
- Luật Tổ chức Quốc hội 2014
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
- Luật Đầu tư công
- Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Luật Phòng không nhân dân
- Luật Công chứng
- Luật Công đoàn
- Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
- Luật Di sản văn hóa
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV?
- Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) theo Quyết định 5968?
- Mẫu báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất? Tải về ở đâu?
- Tải mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự?
- Mẫu đơn đề nghị công bố đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định 141?