Thống kê viên trình độ cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu? Tính phụ cấp ưu đãi này như thế nào?
- Thống kê viên trình độ cao đẳng có được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề hay không?
- Thống kê viên trình độ cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu?
- Tính phụ cấp ưu đãi nghề đối với Thống kê viên trình độ cao đẳng như thế nào?
- Nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho Thống kê viên được quy định ra sao?
Thống kê viên trình độ cao đẳng có được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề hay không?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BKHĐT-BNV-BTC quy định về đối tượng làm công tác thống được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, có nêu:
Đối tượng áp dụng
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và các công chức đã được xếp lương theo ngạch Thống kê viên cao cấp (mã số ngạch 23.261), Thống kê viên chính (mã số ngạch 23.262), Thống kê viên (mã số ngạch 23.263), Thống kê viên trình độ cao đẳng (mã số ngạch 23.264), Thống kê viên trung cấp (mã số ngạch 23.265) theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2009/TTLT-BNV-BKH&ĐT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chuyển xếp ngạch và xếp lương đối với công chức ngành thống kê.
Theo đó các công chức đã được xếp lương theo ngạch Thống kê viên trình độ cao đẳng (mã số ngạch 23.264) thì được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
Thống kê viên trình độ cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thống kê viên trình độ cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu?
Về mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với các cán bộ, công chức làm công tác thống kê được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BKHĐT-BNV-BTC, cụ thể như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Thống kê viên cao cấp được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
2. Thống kê viên chính được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
3. Thống kê viên và Thống kê viên trình độ cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
4. Thống kê viên trung cấp được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó Thống kê viên trình độ cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Tính phụ cấp ưu đãi nghề đối với Thống kê viên trình độ cao đẳng như thế nào?
Về cách tính phụ cấp đãi nghề đối với Thống kê viên trình độ cao đẳng thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BKHĐT-BNV-BTC, cụ thể như sau:
* Bên cạnh đó về phương thức chi trả phụ cấp ưu đãi nghề được thực hiện như sau:
- Các đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả;
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho Thống kê viên được quy định ra sao?
Về nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho Thống kê viên được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BKHĐT-BNV-BTC, cụ thể:
Nguyên tắc áp dụng
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 1 Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào chức danh hoặc các ngạch công chức ngành thống kê theo quy định của pháp luật;
2. Công chức được bổ nhiệm vào chức danh hoặc ngạch công chức ngành thống kê nào thì được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định đối với chức danh hoặc ngạch công chức ngành thống kê đó;
3. Các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong các trường hợp sau:
a) Khi chuyển sang ngạch công chức khác, nghỉ hưu, thôi việc hoặc nghỉ việc.
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
c) Thời gian đi học trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên.
đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.
4. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch công chức thống kê cao hơn (nâng ngạch) mà tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề ở ngạch mới bổ nhiệm thấp hơn tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề đã hưởng ở ngạch cũ thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề ở ngạch cũ so với tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề ở ngạch mới cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?