Thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

Trách nhiệm thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào? Câu hỏi của cô Như đến từ Quảng Ninh.

Quy định chung về thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 24/2017/TT-BYT quy định về thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi chép thông tin về người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BYT để làm thông tin đầu vào cho việc thống kê, báo cáo.

- Biểu mẫu thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình áp dụng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 24/2017/TT-BYT.

- Việc công bố và lưu trữ số liệu thống kê các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Hình thức báo cáo:

+ Báo cáo định kỳ hàng năm.

+ Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hệ thống báo cáo:

+ Tuyến trung ương: Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).

+ Tuyến tỉnh và tương đương: Sở Y tế, Y tế bộ, ngành.

+ Tuyến huyện: Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế huyện và phòng y tế huyện.

+ Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm y tế xã, phường.

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên toàn quốc.

Trách nhiệm thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 24/2017/TT-BYT quy định trách nhiệm thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh:

+ Xây dựng, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình trong toàn quốc.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình trong toàn quốc.

+ Tổng hợp, thu thập, xử lý số liệu thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ và trong toàn quốc.

- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở địa phương.

+ Tổng hợp, thu thập, xử lý số liệu thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương;

- Y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm tổng hợp, thu thập, xử lý số liệu thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ, ngành.

- Bệnh viện huyện (Trung tâm y tế huyện có chức năng khám, chữa bệnh) chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, tổng hợp và quản lý toàn bộ số liệu thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc huyện.

- Trạm y tế xã, phường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ ghi chép ban đầu và thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại Trạm.

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc có trách nhiệm thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở.

Thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

Thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình như thế nào?

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 24/2017/TT-BYT quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình như sau:

- Tổ chức thực hiện quy trình tiếp nhận và chăm sóc y tế đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định pháp luật.

- Xây dựng góc truyền thông (tài liệu, thông tin, hình ảnh) về bạo lực gia đình và các dịch vụ sẵn có để trợ giúp và chăm sóc y tế cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách ở phòng khám hoặc nơi phù hợp khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiếp nhận, chăm sóc y tế và tư vấn cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình cho tất cả các thầy thuốc, nhân viên y tế của cơ sở do mình phụ trách.

- Xây dựng và duy trì các mối liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình và các tổ chức hội, đoàn thể tại địa bàn để kịp thời phối hợp hỗ trợ, bảo vệ người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình.

- Lưu trữ thông tin, phiếu ghi chép nạn nhân bạo lực gia đình của người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình phù hợp, bảo đảm để khai thác, tiếp cận khi cần thiết; tổ chức thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định.

Theo đó, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức thực hiện quy trình tiếp nhận và chăm sóc y tế đối với người bệnh, xây dựng góc truyền thông về bạo lực gia đình, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiếp nhận, chăm sóc y tế và tư vấn cho người bệnh.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? Phải thông báo với ai khi phát hiện hành vi vi phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
1,046 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào