Thông chốt CSGT là gì? Thông chốt CSGT bị xử lý như thế nào? Cảnh sát giao thông có thể dừng phương tiện để kiểm tra trong những trường hợp nào?

Thông chốt CSGT là gì? Thông chốt CSGT sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? Cảnh sát giao thông có thể dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát trong những trường hợp nào theo quy định?

Thông chốt CSGT là gì?

Theo quy định hiện hành không có định nghĩa cụ thể về hành vi thông chốt CSGT là gì.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.

Và theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA về việc Cảnh sát giao thông được tuần tra kiểm soát công khai như sau:

Tuần tra, kiểm soát công khai
...
2. Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;
b) Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ;
c) Khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
...

Theo đó, Cảnh sát giao thông có thể lập các điểm kiểm soát giao thông (thường được gọi là "Chốt CSGT") tại bất cứ đoạn đường nào đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Các chốt CSGT thường được lập tại các đoạn đường thường xuyên xảy ra vi phạm hoặc các khu vực có giao thông phức tạp để kịp thời giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông.

Như vậy, thông chốt CSGT có thể được hiểu là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có hành vi không chấp hành yêu cầu dừng xe để kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông tại các chốt CSGT.

Lưu ý: Định nghĩa trên chỉ mang tính chất tham khảo dựa trên tình huống thực tế.

Thông chốt CSGT là gì? Thông chốt CSGT bị xử lý như thế nào? Cảnh sát giao thông có thể dừng phương tiện để kiểm tra trong những trường hợp nào?

Thông chốt CSGT là gì? Thông chốt CSGT bị xử lý như thế nào? Cảnh sát giao thông có thể dừng phương tiện để kiểm tra trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Thông chốt CSGT bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì cá nhân có hành vi thông chốt CSGT (không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra của cảnh sát giao thông) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Theo điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Theo điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Theo điểm d khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

(Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Xử phạt đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

(Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra, người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông cũng có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. (Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Cảnh sát giao thông có thể dừng phương tiện để kiểm tra trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

3,910 lượt xem
Cảnh sát giao thông TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢNH SÁT GIAO THÔNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông được phân công, phân cấp thế nào từ 2025?
Pháp luật
Quy định về sử dụng âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 69/2024 quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông thế nào?
Pháp luật
Từ 2025, cảnh sát giao thông được phép dừng xe để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện vi phạm trong phạm vi, địa bàn được phân công đúng không?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào? Động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
CSGT áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như thế nào?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông là gì? Lực lượng khác trong Công an nhân dân có nhiệm vụ ra sao?
Pháp luật
Trang phục của Cảnh sát giao thông khi kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ 01/01/2025 theo Thông tư 62 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào